Bỏ qua nội dung

BIỂU TÌNH CHỐNG VIETWEEKLY : NGỌN LỬA BÙNG LÊN TRƯỚC KHI TẮT

09.11.2011

Xichloviet

Sự kiện 4 nhà báo ở Bolsa công khai về nước tác nghiệp có thể xem là một sự kiện chấn động giới  truyền thông hải ngoại.

Họ là  người xa xứ lâu năm về thăm quê hương?

Họ là những phóng viên về quê hương mình tìm kiếm thông tin

Đó là  là việc quá bình thường đối với hằng triệu người. Nhưng nó lại  là một sự kiện nghiêm trọng  đối với những băng nhóm chống cộng. Nghịch lý chăng? Đúng là nghịch lý và khó hiểu đối với những ai chưa biết về những băng nhóm chống cộng hải ngoại. Nhưng đối với cộng đồng Việt ở Bolsa việc chống đối của các băng đảng chống cộng khi các nhà báo về nước  là điều ai cũng đã dự đoán được.

Có thể nói sự kiện này  đã chạm đến tự ái và  làm nhức nhối  các phe nhóm  chống cộng chuyên nghiệp ở Mỹ. Họ cuồng lên là điều chắc chắn. Và không ngoài dự đoán họ sẽ phản ứng bằng cách duy nhất là kêu gọi biểu tình để chống.

Nhân sự kiện này xichloviet điểm lại một số cuộc biểu tình trước đây của các băng đảng chống cộng để thấy rằng vũ khí biểu tình của họ  đã bắt đầu rỉ sét mất dần tác dụng, mất dần lòng dân. Một khi vũ khí chủ lực  này không còn hiệu lực có nghĩa là những phe nhóm chống cộng đang bắt đầu giai đọan rệu rã thoái trào và suy tàn.

Thời cực thịnh của các phe nhóm chống cộng

Có thể nói thời cực thịnh của các phe nhóm chống cộng hải ngoại là từ thập niên 80 cho đến thời điểm VN bắt đầu bang giao với Hoa Kỳ.  36 năm qua,  giới truyền thông cộng đồng Việt hải ngoại luôn  bị bó chặt bởi những thế lực đen, dù muốn hay không những cơ quan truyền thông đều buộc phải  trở thành cái loa tuyên truyền chống cộng để tồn tại và  để làm hài lòng những kẻ  cực đoan chất chứa đầy hận thù này.

Có thể nói các phe nhóm  chống cộng giống những băng đảngxã hội đen đặt ra  những luật lệ ngầm đủ sức khống chế giới truyền thông, hơn nữa  đa số nếu không muốn nói là hầu hết  những cơ quan truyền thông đều do những phe nhóm quyền lực đen kiểm soát, dùng phương tiện này để khống chế cộng đồng. Không ai được phép bước qua lằn ranh “quốc cộng” mà họ vạch ra. Tất cả những gì được họ cho là “làm lợi  cho CS” đều bị họ lên án, tẩy chay chống đối. Bất cứ hình ảnh nào, tin tức nào về VN họ cũng soi rất kỹ chỉ cần có thấp thoáng hình lá cờ đỏ sao vàng hay hình chủ tịch Hồ Chí Minh là đủ để  họ phản ứng ngay. Những thông tin dù là khách quan, dù là sự thật lịch sử cũng không được phép đăng tải nếu họ xét thấy “ có lợi cho CS”.

Cái lằn ranh “quốc cộng” họ vạch ra rất rõ ràng và ngầm cho mọi nguời hiểu rằng không ai được phép dính dáng một tí gì đến CS, không cho phép ai vượt qua, không được lấp lửng,  chỉ cần có hành động và biểu hiện khen ngợi chính quyền VN  lập tức họ phản ứng mạnh mẽ, đồng loạt các cơ quan truyền thông xúm vào tấn công ồ ạt.

Thông thường thì biểu tình là biện pháp bày tỏ nguyện vọng của kẻ yếu trước đối tượng mạnh hơn và không thể chống lại bằng cách nào khác. Thế nhưng nghịch lý của cộng đồng VN hải ngoại là kẻ yếu hơn thường bị biểu tình. Biểu tình không còn là kiểu bày tỏ nguyện vọng mà trở thành một thứ vũ khí dùng đám đông để  răn đe trấn áp và triệt hạ áp đặt ý muốn mình lên kẻ khác. Bất cứ hành động nào giao tiếp với  VN  đều bị lên án, họ rất lo sợ những người tiếp xúc đó sẽ bị CS chiêu dụ và chắc chắn sẽ bị CS thuyết phục.  Hàng triệu người về nước là mối lo thường trực đối với họ.  Thành tựu  phát triển ở VN là thách thức to lớn với họ, nó có nguy cơ làm  phá sản những luận điệu nói láo của họ bấy lâu nay  thế nên  họ phải tìm mọi cách ra sức ngăn cản bằng những cái loa truyền thông từ lâu bị họ khống chế điều khiển .

Họ luôn kêu gọi đồng hương không về nước, không gửi tiền về cho thân nhân , và “đừng nghe những gì CS nói “ v.v…Nhưng họ vẫn biết họ không thể ngăn được người dân về nước. Tuy nhiên nếu người dân thường về nước dù có  tuyền truyền tốt đẹp cho CS cũng không đáng ngại vì nó không có sức lan tỏa mạnh. Một phóng viên, một cơ quan truyền thông hải ngoại mà về VN, lại  đăng tải những sự thật ở  VN  thì nguy hiểm cho cái tiền đồ của họ vô cùng cho nên họ phải làm đủ mọi cách để đe dọa, trấn áp, bịt miệng  những nhà báo đó vì nếu không chống nó sẽ tạo thành tiền lệ nguy hiểm sau này.

Không cần xét đến nội dung các cuộc phỏng vấn của các phóng viên hải ngoại với các viên chức chính quyền VN từ trước đến nay, trong nước cũng như ở hải ngoại. Thái độ chính trị, văn hóa ứng xử và trình trộ giao tiếp của các viên chức VN đủ cho thấy giá trị so sánh vượt trội mà băng nhóm chống cộng   bao năm qua không thể có được.  Hình ảnh tốt đẹp của CS bắt đầu từ văn hóa ứng xử của các viên chức chính quyền VN. Chính đây mới là yếu tố tuyền truyền mà các băng nhóm chống cộng đáng sợ nhất từ đó họ chống đối mọi sự giao tiếp của truyền thông Bolsa với các quan chức VN cho đó là “tạo diễn đàn cho CS tuyên truyền” .

Sự thể hiện bản lĩnh vượt trội của các viên chức chính quyền VN làm cho những phe nhóm chống cộng buộc phải  tự nhìn lại mình và họ thừa biết rằng họ chưa thể là đối thủ nếu có sự đối thoại,  không có một nhân vật nào có thể đủ bảmn lĩnh để đại diện cho họ đối thoại.  Họ chỉ có yêu sách mà  hoàn toàn không có lý lẽ để thu phục lòng dân.   Đó là lý do giải thích tại sao họ luôn né tránh đối thoại trực tiếp với chính quyền VN dù thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đã hơn một lần mời gọi một cuộc đối thoại cởi mở với họ.

Không kể các viên chức chính quyền VN,  Những người làm truyền thông trong nước cũng đã cho thấy tính cách chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn cao và sự văn minh trong giao tiếp của họ, cũng như sự ứng xử khôn ngoan mà ai cũng nhận ra họ có sức thuyết phục rất mạnh. Đây cũng chính là nỗi lo sợ của những băng nhóm chống cộng khi các phóng viên hải ngoại tiếp xúc với những người này.

Thập niên 80 khi cuộc sống trong nước đang gặp quá nhiều khó khăn, thông tin từ VN còn ít,  làn sóng di dân đến Mỹ ồ ạt, được xem là thời cực thịnh của giới truyền thông chống cộng. Cuộc sống khốn khó ở VN thời điểm bấy giờ, cộng với việc thông tin trung thực trong nước không đến được đồng bào hải ngoại là điểm khai thác chủ yếu để họ tố cộng và tuyên truyền cái gọi là “chính nghĩa quốc gia”.

Thời kỳ đầu 1975, khi đống tro tàn của cuộc chiến chưa được khắc phục, viện trợ từ các nước XHCN bị cắt, VN lại phải đương đầu liên tiếp hai cuộc chiến tiếp theo ở biên giới phía Bắc và biên giới Tây Nam.  Khó khăn chồng  chất khó khăn, một số người lãnh đạo VN bấy giờ không am hiểu xã hội miền Nam đã áp đặt tổ chức sản xuất tập thể một cách duy ý chí rập khuôn miền Bắc với mục tiêu “tiến nhanh tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa XH” . Những nỗ lực đó đã thất bại thảm hại dẫn đến  đời sống người dân khốn khó, thiếu lương thực trầm trọng, cả nước phải ăn độn, chính sách kinh tế mới dãn dân khỏi thành thị thất bại, người dân không sống nổi lại quay về thành thị.

Thất bại của chủ trương tập thể hóa sản xuất, ngăn sông cấm chợ ở miền Nam cùng với sai lầm của chính sách ”giá lương tiền” đã gây khốn đốn cho nền kinh tế vốn đang èo uột . Nó làm mất lòng tin của người dân vào chính quyền lúc bấy giờ. Sự bất mãn của người dân càng ngày càng trầm trọng dẫn đến làn sóng di dân ồ ạt . Một phần vì trốn đói,  một phần bị kích thích và mê hoặc bởi những thông tin về miền đất hứa Hoa Kỳ . Những điều này được các băng nhóm chống cộng khai thác triệt để.

Thời điểm này người Việt di dân đến Mỹ rất dễ bị thuyết phục bởi những giọng điệu tuyên truyền rằng CS là chế độ bạo tàn, phi nhân tính . Xã hội CS luôn luôn bần cùng hóa người dân, xóa bỏ quyền tư hữu, là xã hội nghèo đói lạc hậu sắt máu  v.v…    Có thể nói vào thời điểm đó các băng nhóm chống cộng  đã thành công về mặt tuyên truyền, có được sự đồng thuận  rất nhiều từ cộng đồng, và đó cũng là là thời điểm làm ăn cực thịnh của họ.  Những lời lẽ tuyên truyền về một nước VN đang quằn quại trong khổ sở và sự kỳ vọng vào những phép mầu “quang phục quê hương” do họ vẽ ra đã đánh trúng yếu điểm cộng đồng và cộng đồng trở thành bầu vú sữa nuôi dưỡng họ, và cũng từ đó xuất hiện những kẻ chống cộng kiếm cơm.  Một cựu đại tá không quân VNCH đã tâm tình trên phobolsatv rằng 5 năm sau khi chấm dứt cụộc chiến những sĩ quan cao cấp VNCH ở Mỹ vẫn không làm gì cả, vẫn chờ đợi một phép mầu, chờ đợi Mỹ ngày nào đó sẽ quay lại. Các sĩ quan cao cấp còn hoang tưởng như thế trách gì người dân bị dẫn dắt, bị mê hoặc bởi các cái loa truyền thông chống cộng.

Vừa bơm vào đầu đồng hương sự căm thù CS, vừa ra sức không chế những ai có biểu hiện lơ là với “chính nghĩa quốc gia” họ rất thành công trong một thời gian dài không có đối trọng.

Cuộc biểu dương lực lượng được cho là lớn nhất của các thế lực đen chống cộng kích động được nhiều người nhất  lại  là cuộc biểu tình mà đối tượng phản đối duy nhất chỉ là . . . 1 người dân thường.  Ông Trần Trường, một cư dân Mỹ gốc việt bị tấn công bởi lý do dám treo lá cờ và hình lãnh tụ CS trong ….  nhà của mình.  Lập tức các loa chống cộng mở hết công suất để mở đường cho chiến dịch chống ông này.

Ký giả Rachel Tuinstra ( của nhật báo The Orange County Register, số ra ngày 19 tháng 1 năm 1999) đã tường thuật về phản ứng của cộng đồng người Việt, trước chuyện hành xử quyền tự do của ông Trần Trường, như sau:

“Hundred of people, many Vietnamese immigrants, poured into a shopping center Monday to protest a picture of communist leader Ho Chi Minh that had been hung in a video rental store.
By 1 p.m. , as many as 400 people filled the center’s Bolsa Avenue parking lot in Little Saigon, forcing police to close the area off to vehicles, said police Lt. Bill Lewis.

Police convinced Tran Van Truong, 37, the owner of HiTek video store, to close an hour later. As Truong left his store with a police escort, someone hit him in the back of the head. There was no visible injuries, but paramedics took Truong to a hospital and police filed an assault report.”

Xin tạm dịch:

“Hàng trăm người, phần lớn là di dân Việt Nam, đổ xô về một khu thương xá hôm thứ Hai để phản đối một bức hình của lãnh tụ cộng sản Hồ Chí Minh treo trong một tiệm cho thuê video. Khoảng 1 giờ trưa, đã có chừng 400 người đến bãi đậu xe của khu Little Saigon khiến cảnh sát phải ngăn không cho xe vào khu vực này nữa, theo lời của trung úy cảnh sát Bill Lewis. Cảnh sát thuyết phục ông Trần Trường, 37 tuổi, đóng cửa tiệm của mình một giờ sau. Ông rời tiệm cùng với một cảnh sát viên, và bị một người nào đó đánh vào đầu. Ông Trường không bị thương tích gì nhưng vẫn được đưa vào bệnh viện và cảnh sát đã làm phúc trình về việc ông bị hành hung.”

Tuy nhiên con số được các băng nhóm chống cộng  thổi phông lên đến . . . 10 ngàn người.

Chống Trần Trường chỉ là bề nổi, mục tiêu lâu dài là răn đe bất cứ ai tỏ thái độ đối nghịch với “chính nghĩa quốc gia” . Trần Trường chỉ là đểm, diện là những người đang có tư tưởng “làm lợi cho CS” trong động đồng.

Suốt gần 2 tháng biểu tình như thế, cố tình gây cản trở kinh doanh với  mục tiêu của họ là phải hạ gục Trần Trường,  họ đã thành công.  Họ hân hoan ăn mừng thắng lợi khi Trần Trường bị phạt và phải đóng cửa tiệm không phải  vì tội treo cờ VN mà là tội . . .trốn thuế. Truyền thông chống cộng xem đây là “ chiến thắng có tính chiến lược “ trong công cuộc chống cộng. Họ tuyên truyền  rằng Trần Trường là do CS chỉ đạo để thử phản ứng cộng đồng, và sau khi ông này  về VN làm ăn thất bại vỡ nợ phải ra tòa thì họ tuyên truyền  rằng CSVN vắt chanh bỏ vỏ,  xem đó là tấm gương cho những ai muốn đầu tư tại VN.

Thực tế ông Trần Trường hành động hoàn toàn tự phát chẳng có tí liên hệ nào với chính quyền VN như họ chụp mũ. Sau khi bị đánh phá,  ông Trường mang 200 ngàn đô la về đầu tư nuôi cá ở Đồng Tháp. Vì  không tìm hiểu kỹ môi trường đầu tư,  tin vào mối quen biết bạn bè, xem nhẹ luật pháp VN ông này bị vỡ nợ phải ra tòa và bị phát mãi tài sản để trả nợ.  Sự việc của ông luật pháp nước nào cũng xử  như thế.  Tuy nhiên những nhóm chống cộng hả hê khai thác thất bại của ông ta và được dịp tuyên truyền rằng VN “vắt chanh bỏ vỏ”. Thành tích chống cộng to tát nhất của họ mấy chục năm qua chỉ có thế.

Cuộc biểu dương lực lượng chống Trần Trường là niềm tự hào của họ về khả năng phát động một cuộc biểu tình trấn áp. Họ luôn lấy tấm gương Trần Trường để răn đe bất cứ ai có khuynh hướng được cho rằng  làm lợi cho VN.   Truyền thông không được phép đưa tin tốt về VN, không được phép có lá cờ đỏ sao vàng trên các phương tiện truyền thông. Một banner in  hình một nghệ sĩ đeo sợi dây nịt na ná  lá cờ VN lập tức bị biểu tình phản đối. Thường thì những cuộc phản đối như thế, người bị chống phải nhận lỗi mới đuợc yên . Một bức tranh có cô gái mặc áo đỏ sao vàng lập tực bị biểu tình. Thông tin từ VN hoàn toàn bị kiểm soát từ những thế lực đen chống cộng. Hình ảnh phát ra cộng đồng chỉ cần phớt qua cái hình cờ đỏ sao vàng hay hình lãnh tụ là bị phản đối, bị chụp mũ.  Các chương trình văn nghệ tràn ngập những màn ca ngợi lính cộng hòa và tố cộng để làm hài lòng họ. Những nghệ sĩ VN sang định cư ở Mỹ dù không quan tâm đến chính trị cũng phải phải phục tùng lá cờ vàng nếu muốn yên thân. Những nghệ sĩ từ trong nước sang Mỹ bị biểu tình phản đối quyết liệt. Ca sĩ Đàm Vính Hưng, một ca sĩ chuyên nghiệp sang từ VN bị biểu tình và tấn công bằng hơi cay nhằm răn đe các ca sĩ khác với chiêu bài “chống tuyên vận CS”. Lá cờ vàng nghiễm nhiên trở thành một biểu tượng của một thế lực, họ muốn biểu tượng này tràn ngập những nơi có cộng đồng Việt để chứng minh sự hiện diện của quyền lực người “quốc gia”

Họ ra sức đấu tranh với nhà cầm quyền địa phương chỉ để mong được công nhận và cắm lá cờ vàng lên ở nơi công cộng,  họ dị ứng với bất cứ lá cờ đỏ sao vàng nào họ nhìn thấy dù lá cờ đó đã được cả thế giới công nhận. Lá cờ VN treo ở cơ quan tổng lãnh sự ngày quốc khánh cũng bị họ phản đối và họ hả hê với nhau ăn mừng thắng lợi khi lá cờ này được hạ xuống . . . . sau khi hết giờ làm việc.

Thành phần trong giới thế lực đen chống cộng  rất đa dạng và động cơ chống cộng cũng rất khác nhau. Có nguời ham vui, Có người chỉ muốn  lợi dụng lòng tin của người dân để bịp bợm kiếm chác, có nguời được thuê, có người ủng hộ họ chỉ vì sĩ diện không đội trời chung với CS, có người bị mất mát trong chiến tranh, có mối thù CS thực sự và có người chỉ muốn khẳng định mình là người quốc gia chân chính.  Cũng không ít thành phần a dua để theo đóm ăn tàn mà không có định hướng chính trị gì. Điểm chung nhất của họ là đều là những thành phần hưởng trợ cấp xã hội có dư thời giờ để biểu tình bất cứ lúc nào.

Động cơ khác nhau, chính kiến khác nhau và mục tiêu khác nhau cho nên suốt mấy chục năm qua họ không thể có tiếng nói chung, không thống nhất được mục tiêu và  hành động.  Vả lại hội đoàn nào cũng  giành cho mình cái quyền chống cộng cho nên họ bắt đầu phân hóa nghiêm trọng và cũng bắt đầu xuất hiện những “ việt gian” ngay trong chính  nội bộ của họ.

Điểm chung nhất mà các hội đoàn chống cộng có được chính  là lá cờ vàng 3 sọc. Tất cả các băng nhóm chống cộng đều đồng ý  lấy cái biểu tượng đã chết này để phất lên cái mà họ gọi là “chính nghĩa quốc gia”.  Tuy nhiên điều khôi hài là chính cái biểu tượng này cũng từng gây chia rẽ và chống nhau.  Phe nhóm nào cũng muốn vinh danh cái chính nghĩa cờ vàng riêng của mình, mỗi nhóm vinh danh một kiểu, bất cứ cuộc hội họp nào cũng cờ vàng, cũng “quốc ca”, cũng mặc niệm. Cờ vàng được sử dụng khắp nơi từ những cụộc biểu tình đến những đại hội ca nhạc. Từ những cuộc họp mặt đồng hương đến những bữa tiệc tùng xin tiền. Biểu tình thì cái loa cũng sơn cờ vàng, vật dụng gì có màu vàng thì cố vẽ 3 sọc đỏ vào . Các trang mạng thì trang nào cũng gắn cái cờ vàng lên trên. Lá  cờ vàng là biểu tượng không thể thiếu trong bất kỳ cuộc hội họp đông người nào, càng nhiều cờ càng tốt. Dần dà nó trở nên nhàm, nó  được biến tướng thành vật trang trí, nó biến  thành cái logo chống cộng,  cái logo để chứng minh sự hiện diện của họ mà thôi.

Chính sự lạm dụng quá mức lá cờ vàng họ đã làm nó mất đi cái giá trị biểu tượng chính nghĩa mà họ hô hào đặt ra và  kỳ vọng. Chỗ nào cũng cờ, biểu tình thì cờ cắm từ trên ngọn cây đến góc đường. Cờ quấn trên đầu, cờ  in trên áo,  cờ vẽ lên xe, cờ khoác lên nguời. Họ nghĩ phải như thế mới biểu dương lực lượng được, mới chứng tỏ được tinh thần quốc gia chống cộng đã  lan tràn khắp nơi nơi, chỗ nào có cờ vàng là chỗ đó không có CS.

Về mặt biểu tượng,  không hề có sự khác biệt giữa cái gọi là “quốc kỳ” của họ và cờ của các đội mai táng, cờ của các hội chơi  chim chợi chó. Điều khác biệt duy nhất là các hội kia không có việc “chào cờ” như họ.  Một biểu tượng đã chết và đi vào lịch sử được họ vinh danh và xem như lá cờ “quốc gia” cho nên không bao giờ có thể tập hợp được người dân đứng dưới lá cờ này ngoài các băng nhóm của họ.

Không hề nhìn thấy hiệu quả từ việc phất cờ chống cộng 36 năm qua  , nhưng hiệu quả từ việc phất lên lá cờ vàng để răn đe đồng hương thì họ đã thành công ngoài mong đợi. Một thời gian dài không ai dám chống lại họ. Về VN thì phải lén lút như đi ăn trộm kể cả những chiến hữu của họ.  Không ai kể cả những cơ quan truyền thông dám  đưa tin tốt đẹp ở VN . Tin từ VN nếu có thì bị bóp méo xuyên tạc. Sự thực bị bưng bít,  tin tức do họ độc quyền cung cấp và bình luận, họ tạo ra một hình ảnh rất méo mó về VN.

Trải qua nhiều năm tháng chống cộng theo đúng một lối mòn là hoan hô đả đảo và luôn tìm cách không chế cộng đồng bằng chiêu bài giữ vững căn cước  tị nạn CS, không những họ không thực hiện được điều gì làm suy yếu CS mà tự họ trói chặt nhau, bịt miệng nhau để cố thủ với lằn ranh quốc cộng.

Theo tuần báo Mỹ OC Weekly, chính nhà báo Đỗ NgọcYến, lúc còn làm Chủ bút nhật báo Người Việt những năm 1990 đã buộc phải từ chức vì bị những người quá khích biểu tình hăm dọa. Tên của ông cũng từng nằm trong danh sách “tử hình” dán trên các cột điện thoại ở Little Sài Gòn vì bị chụp mũ là “Việt cộng”. Trước đó hàng loạt nhà báo bị bắn chết, có người bị phóng hỏa đốt nhà.

Những sự kiện trên cho thấy thế lực đen chống cộng đã tạo dựng được một quyền lực ngầm rất hữu hiệu kiểm soát và khống chế cộng dồng Việt. Rất nhiều người muốn chống lại họ nhưng không có cơ hội và  không đủ tiềm lực. Tuy nhiên đã bắt đầu có những khuynh hướng đối lập hẳn với họ

Thời điểm cáo chung

Thời điểm VN bắt đầu mở của với thế giới là thời điểm báo hiệu sự suy tàn và cáo chung của những băng nhóm cờ vàng. Đây là thách thức to lớn với thế lực đen chống cộng. Tuy nhiên cái chết được báo trước cho họ chính là sự bùng  nổ truyền thông internet. Niềm tin của họ về sự bất mãn của quần chúng quốc nội cứ xẹp dần như quả bóng xì hơi, kỳ vọng đó càng ngày càng  xa vời  với sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông VN. Việc bùng nổ thông tin không cho phép những nhà truyền thông chân chính hải ngoại đi theo lối mòn các băng đảng chống cộng vạch ra và bắt đầu có những cơ quan truyền thông phá vỡ rào cản quốc cộng , mạnh dạn đăng những thông tin nhiều chiều cho dù đã  lường trước được phản ứng của họ, thậm chí có người công khai bày tỏ quan điểm đối lập hẳn với họ, công khai ca ngợi thành tựu ở VN . Những người này lập ra những đài phát thanh, những website vô cùng “có lợi cho CS”. Cùng với hàng triệu người về nước,  những người này đã tiên phong đập vỡ bức tường bưng bít mà những nhóm chống cộng dày công xây dựng. Sở dĩ những người này dám đối đầu với họ vì đã nhận ra các băng nhóm  chống cộng đang ở cái ngưỡng suy tàn.

Truyền thông đa chiều  là mối đe dọa sự sống còn của  những băng nhóm chống cộng vì nó sẽ bác bỏ những gì họ tuyên truyền đầu độc cộng đồng bấy lâu nay, thế lực phe nhóm của họ bị thách thức. Năm 2007 họ phát động cuộc biểu tình chống tuần báo Vietweekly một tờ báo được xem là có khuynh hướng thông tin đa chiều và trực tiếp cử phóng viên về VN tường thuật hội nghị APEC tổ chức tại VN.  . Lý do họ chống là VW cho đăng tải những điều có lợi cho CS và bất lơị cho quốc gia. Họ tuyên bố là biểu tình cho đến khi tờ báo này không còn tồn tại. Lợi dụng sự kiện này, một đồng nghiệp của VW là tờ người việt đã đánh hôi bằng những tin tức tấn công VW rất tích cực. Vừa làm hài lòng băng nhóm chống cộng vừa  triệt hạ được đối thủ cạnh tranh nguy hiểm nhất là đúng thời điểm  tờ VW đang lăm le chuẩn bị ra nhật báo.

Họ kêu gọi các doanh nghiệp Mỹ tại Main Street “tẩy chay” Báo Việt Weekly rồi làm áp lực với chủ nhân khu phố này “trục xuất” tòa báo, đẩy Việt Weekly vào tình cảnh không còn đất sống. Họ tố cáo VW “tán trợ khủng bố “ để thêm sức nặng lôi kéo những chủ cơ sở thương mại người Mỹ. Tuy nhiên cộng đồng doanh nghiệp Mỹ ở đây còn tỏ thái độ hậu thuẫn tuần báo VW và chống lại những người biểu tình.

Không như Trần Trường thụ động chịu trận, VW có vũ khí là chính tờ báo của họ,  chủ nhiệm tờ báo tuyên bố họ “chiến đấu tới cùng”  và “ không thể thất bại trong cuộc chiến này được”.  Thái độ của VW bắt đầu có những người công khai đồng tình ủng hộ. Tỏ thái độ ủng hộ VW cũng là tỏ thái độ chống lại nhóm biểu tình và ủng hộ tự do báo chí. Chuyện chưa từng có tiền lệ là ông James Du một cư dân Mỹ gốc Việt đã công khai chống lại đám biểu tình bằng các khẩu hiệu ủng hộ VW và tự do báo chí. Nhiều người âm thầm ủng hộ VW. Các bài viết trên VW không có dấu hiệu gì nhượng bộ nhóm biểu tình ngược lại họ có những bài chống lại nhóm biểu tình rất mạnh mẽ. Mục tiêu xóa sổ tờ báo có dấu hiệu rất khó thực hiện mặc dù tờ báo có số phát hành giảm hẳn, những cơ sở phát hành những thân chủ quảng cáo bị đe dọa kiểu xã hội đen buộc phải ngưng bán báo, nguwng quảng cáo. Cái hy vọng  tạo áo lực duy nhất là “biểu tình lì” nhưng không phải ai cũng có cái độ lì như nhau cho nên các cuộc biểu tình cứ thế thưa dần.

Thất bại trong cuộc biểu tình chống báo VW đã làm cho các băng đảng chống cộng  nhận ra cái thế lực đen của họ đã bắt đầu suy yếu. Các dấu hiệu “thách thức cộng đồng” xuất hiện càng ngày càng nhiều khiến họ vô cùng tức tối nhưng cái tư duy cực đoan  lỗi thời và bảo thủ đã trói họ lại,  làm họ cứ loay hoay không có biện pháp hữu hiệu nào.

Cách Little Sai gon 15 phút lái xe một cuộc triển lãm của bhọa sĩ trẻ  Brian Đoàn trong đó có tấm hình “yếm đỏ sao vàng “ lại như đổ dầu vào lửa. “Người hùng” Lý Tống của họ đã đột nhập phá hoại những bức tranh này bằng nước sơn và ….quần sì líp phụ nữ. Trước đó 2 tuần Tại cuộc triển lãm “F.O.B. II”  với 50 nghệ sĩ tham dự, sự có mặt của cặp ảnh “Thủ Đức 2008” và “Avon Massachussetts 2006″ khiến một nhóm người Việt Nam tại Quận Cam chống đối; gây áp lực khiến thành phố Santa Ana đóng cửa cuộc triển lãm. Những cuộc biểu tình càng ngày càng lộ rõ thái độ lưu manh cồn đồ vô văn hóa, người ủng hộ họ thưa dần và càng ngày càng có những dấu hiệu chống lại họ.

Vì quá kỳ vọng vào vào cái biểu tượng cờ vàng sẽ có tác dụng vừa tập hợp những người cùng chí hướng chống cộng vừa có tác dụng áp đảo, răn đe kẻ bất đồng chính kiến cho nên họ bị sốc thật sự khi “lá cờ”  của họ bị một họa sĩ trẻ cách điệu vào cái chậu rửa chân trong một tác phẩm hội họa một cách rất vô tư và tờ báo Người Việt  đã đăng nó trong một số báo xuân. Đăng tác phẩm này báo Người Việt không phải không biết cái hình trong chậu rửa chân là lá cờ ba sọc vì nó rất rõ ràng. Họ cũng không dại gì thách thức những phe nhóm cực đoan kia mà chính vì cái biểu tượng này quá nhàm, nó từng xuất hiện đầy dẫy ở đầu đường xó chợ cho nên nó năm trong cái chậu rửa chân cũng thế thôi, chẳng có gì quan trọng cả .  Họ không ngờ rằng chính điều này đã chạm đến tự ái của các phe nhóm cờ vàng.

Không lên tiếng thì còn gì là “sức mạnh cộng đồng” của những phe nhóm thế lực đen. Thế là một cuộc biểu tình chống báo Người Việt nổ ra. Biểu tình để răn đe những kẻ khác đang có ý định chối bỏ lá cờ, biểu tình để dọa dẫm triệt hạ tờ Người Việt,  biểu tình để chứng minh cái độ lì của họ trong cái nhiệm vụ “chiến đấu tới cùng”. Phải công nhận chưa có cuộc biểu tình nào trên thế giới mà lại lì đến như thế. Họ hứng chịu mưa nắng bỏ công sức chỉ để được làm cái gai trước tòa sọan báo NV là họ đã xem là thành công. Cuộc biểu tình chống Trần Trường kếo dài gần 2 tháng đạt được mục tiêu biểu dương lực lượng , triệt hạ đối thủ và lôi kéo được số người tham gia kỷ lục. Họ hy vọng lần này cũng vậy, họ kỳ vọng sẽ triệt hạ được tờ báo này. Tuy nhiên cuộc biểu tình cũng bùng phát rồi thoái trào. Điều thú vị là báo Người Việt vừa mới ra sức yểm trợ cuộc biểu tình chống báo VW.

Những tin tức tốt đẹp về VN cộng với những dấu hiệu xem thường “chính nghĩa quốc gia” cứ nhan nhản như thách thức họ. Phải tìm mọi cách các vực dậy tinh thần chống cộng trong cộng đồng. Thế là họ chuẩn bị rầm rộ hô hào về nguy cơ CS xâm nhập cộng đồng bằng văn hóa vận mà Đàm Vĩnh Hưng, một ca sĩ từ trong nước là nạn nhân. Họ tuyên truyền rằng ĐVH là văn công việt cộng được cử đi Mỹ công tác với mục tiêu đánh phá cộng đồng bằng văn hóa vận. Luận điệu của họ rất vô lý buồn cười vì ai cũng dó thể kiểm chứng trên Internet. Nhưng vì quá bế tắc nên họ không còn cách nào khác. Cuộc biểu tình chống ĐVH được biết đến rộng rãi với việc Lý Tống giả gái làm khán giả xịt hơi cay vào mặt ĐVH.  Hành động này dẫn đến nhiều tranh cãi trong chính nội bộ của họ về  hành vi của Lý Tống. Đối với cộng đồng,  hành động côn đồ đó như là nhát búa đập vỡ niềm tin vào cái “chính nghĩa quốc gia” .

Những cuộc biểu tình chống nhau cho phép người ta nhận xét một điều rằng anh nào lì hơn thì anh đó có cơ hội thắng. Anh biểu tình nếu không phải  thành phần vô công rồi nghề thì không thể lì được. Khi cái lì nó gây được thệt hại cho đối thủ thì sẽ càng khích lệ nhóm biểu tình gia tăng độ lì. Tuy nhiên nếu không làm cho đối thủ sợ hãi hay gặp đối thủ lì hơn  thì cuối cùng cũng phải cuốn cờ mà không đạt đượd yêu sách nào. Các phe nhóm biểu tình rất sợ dây với luật pháp Mỹ cho nên ngoài cái tài cố đám ăn xôi  luyện tập cái máu lì thì họ không dám manh động. Cho nên nếu đối thủ nào chịu lì thì là thách thức lớn nhất đối với họ.

Cái gọi là “lằn ranh quốc cộng” càng ngày càng trở thành cái ranh giới phân biệt giữa người bảo thủ và thức thời kẻ cực đoan và người sáng suốt. Càng ngày càng xuất hiện những đồng hương chán ngán  và nhận chân được cái bản chất lưu manh của họ chỉ chờ một mồi lửa ai đó dám đốt lên để  phát động chống lại họ là họ sẽ bày tỏ thái độ ngay. Người bị chống đối không còn im lặng chịu đòn mà đã có phản ứng đối đầu đánh đúng yếu huyệt của các  băng nhóm chống cộng là nhờ đến luật pháp Mỹ.

Ngày 29.10.2011 đánh  dấu một mốc có thể gọi là khúc quanh lịch sử trong giới truyền thông hải ngoại. Một cuộc biểu tình đuợc các băng nhóm chống cộng phát động chống tờ VW và các phóng viên về nuớc tham dự hội thảo về giữ gìn bản sắc văn hóa và ngôn ngữ Việt.  Chưa hề có một cuộc biểu tình nào mang nhiều kịch tính như thế từng xảy ra.

Cảnh sát đã rào sẵn khu vực biểu tình của băng nhóm chống VW . Bên Kia đuờng là khu vực những nguời ủng hộ tờ báo này. So với những cuộc biểu tình trước đây, cuộc biểu tình lần này không còn khí thế và tỏ ra lúng túng thật sự khi những người ủng hộ VW bên kia đường phát loa phản kích. Họ ăn mặc chỉnh tề, phát ngôn đúng mực và lý lẽ sắc bén, có cả người Mỹ đứng ra ủng hộ. Có người chống cả hai phía, có người đến biểu tình chỉ để chống …Tàu.

Bên biểu  tình lúc cao nhất có được khoảng 60 người, bên phản biểu tình có trên 30 người. Các băng hình ghi lại cho thấy các “lãnh tụ”  biểu tình không dám chường mặt ra phía trước chỉ đứng sau hậu trường xúi giục. Sở dĩ có chuyện như thế là vì ngoài lý do cuộc biểu  tình không có chính nghĩa, không có lý do thuyết phục, mà còn có nguyên nhân rất khôi hài là họ sợ ông Nguyễn Phương Hùng thấy mặt sẽ trao hồ sơ kiện. Tuy nhiên họ cũng không thoát khỏi ống kính phóng viên khi bỏ chạy không nhận hồ sơ kiện.

Một vài phần tử quá khích sang hẳn bên kia đường để hò hét  đả đảo bị cảnh sát lùa vào khu quy định tạo nên những hình ảnh rất kịch tính. Một nhóm người phản biểu tình ôm đàn hát những bài hát Trịnh cộng sơn,  nhạc sĩ đã từng bị nhóm chống cộng chụp mũ CS. Phía phản biểu tình còn kêu gọi đối thoại nóng nhằm tranh luận về những gì đám biểu tình cáo buộc nhưng không có bất cứ ai trong nhóm biểu tình dám nhận lời. Những hình ảnh này đã được phát trên toàn thế giới cho mọi người thấy được cái hạt nhân cực đoan trong đám biểu tình đã bắt đầu mất tự tin, đám ăn theo bị mua chuộc cũng không còn sốt sắng mặn mà với trò đả đảo, cái lý do chống tờ báo VW và các phóng viên quá yếu lý lẽ và điều  thiệt hại nghiêm trọng nhất là cái vũ khí biểu tình đã bị hóa giải. Một khi vũ khí này bị mất tác dụng thì cũng có nghĩa là các băng đảng cơ hội này sẽ tan đàn xẻ nghé trả lại bầu không khí thanh bình cho cộng đồng. Trả lại quyền tự do mà họ phải được hưởng thực sự trên đất nước từng tự hào là tự do nhất thế giới.

Một ngày kia cái câu nói : chốn gió tanh mưa máu” ví von cho cái phố Bolsa sẽ chỉ còn là kỷ niệm .

From → Bình Luận

9 bình luận
  1. Bài viết rất hay và hấp dẫn bạn đọc, cảm ơn tác giả

  2. viet permalink

    rất hay có dẫn chứng rõ ràng lí lẽ thuyết phục

  3. nguoibaove77 permalink

    Xichloviet nhận xet phân tích cái tổ chức cờ vàng chống cộng rất hay,tôi thường xuyên theo dõi tin tức hình ảnh bài viết của các báo người việt hải ngoại,thấy sự bát nháo cũng như trò hề bịp bợm của nó họ đua nhau chụp mũ ngay cả chiến hữu của mình bằng các từ ngữ đến người đọc cũng càm thấy đỏ mặt,họ vẽ ra một ảo tưởng cho rằng CS sắp đến thời cáo chung…..và chúng ta đã đến thời chuẩn bị cho tương lai…nhưng họ lại không hiểu 36 năm cái vòng luẩn quẩn chỉ tồn tại lẹt đẹt vài ba nhúm già nua không còn hơi sức

  4. Le Tat permalink

    Nhung su phan tich tren bai bao nay la rat thuyet phuc . No co li , co le , co bang chung xac dang.
    Nguoi Viet ta co cau ” Noi phai cu cai cung nghe ” . Mong Bac XichloViet cu diem tinh , noi nhe nhang nhu vay roi nguoi doc ,bat ke ben nao cung nhan thuc duoc dau la chan ly .
    Cam on Bac.

  5. Văn Lang permalink

    Bài viết nay đã được ba tháng.
    Từ đó đến nay tình hình biểu và chống biểu tình thế nào rồi?
    Rất mong Xichloviet cho bà con biết nhé.

  6. 1tommy1dkny1 permalink

    Xin cảm ơn những bài viết của xichloviet.Đây là 1 trang web rất hữu ích.

  7. những bài trên đây đều rất hay , rất súc tích , kính mong bạn sẽ có nhìu bài thú vị hơn nữa

  8. Tôi rất thích đọc mấy bài của Xichloviet. Vì các bài viết này rất hay, mạch lạc, lôi cuốn. Thank you Anh. Chúc Anh luôn dồi dào sức khoẻ, bình an.

Bình luận về bài viết này