Bỏ qua nội dung

TỰ SỰ CỦA CON CHIÊN CỜ VÀNG

18.02.2014

Xichloviet

Tin GS Trần chung Ngọc qua đời đến với tôi khiến tôi bàng hoàng. Một nỗi buồn khó tả ập đến. Một cảm giác mất mát ùa về. Tôi muốn viết một cái gì đó về ông, để ca tụng ông, để tưởng nhớ ông , để tri ân ông,  nhưng dường như người ta đã nói hết hộ tôi rồi.

Bỗng dưng tôi chợt nghiệm ra rằng, ông mất đi mang đến nỗi buồn cho biết bao nhiêu người, tuy nhiên cũng có không ít người hả hê về sự ra đi của ông mà hầu hết là những con chiên cờ vàng, điều này đã gợi ý cho tôi viết vài dòng tưởng nhớ ông.

Sở dĩ tôi phân biệt con chiên bình thường và con chiên cờ vàng là bởi vì chỉ những con chiên cờ vàng mới thực sự bị cảm thấy sốc nặng bởi những bài viết của ông, trong đó  những bằng chứng khoa học và  lịch sử xác thực mà ông trưng ra cho thấy họ chính là những người luôn đi ngược với lợi ích dân tộc. Chính những con chiên cờ vàng đã nối giáo cho giặc gây nên những thảm họa đất nước. Các con chiên cờ vàng chưa bao giờ từ bỏ ý định “phục quốc”  cái tổ quốc mà họ đã dâng cho “đức mẹ vô nhiễm”. Chính cái đặc thù phản dân tộc của các con chiên cờ vàng đã làm nên những  tác phẩm mang dấu ấn Trần Chung Ngọc.

Ông đã vạch trần những mâu thuẫn vô  lý trong thánh kinh,  những gì bị bưng bít trong giáo hội La Mã, và những âm mưu toan tính của họ suốt cả ngàn năm qua nhằm thống trị thế giới. Hơn nửa đời người sống và làm việc trong chế độ cờ vàng VNCH, chế độ vẫn tự xưng là tự do và đấu tranh cho tự do, nhưng ông vẫn mù tịt thông tin về giáo hội này, rất mơ hồ về kinh thánh mà ông ngờ ngợ rằng có gì đó bịp bợm, xảo quyệt nhưng chưa có tư liệu  tham khảo và kiểm chứng. Hơn nữa, dù có muốn ông cũng không thể bày tỏ chính kiến của mình trong một chế độ mà đạo Thiên chúa  đang thống trị. Chỉ đến khi sinh sống ở nước ngoài tiếp cận với vô số nguồn thông tin phong phú khoa học và xác thực ông mới có những bài viết sắc như dao về những gì đạo này gây ra cho đất nước và dân tộc VN.

Những con chiên cờ vàng bấy lâu nay xem ông như cái gai khó nhổ trong con mắt họ. Những người tự xưng là trí thức Ca Tô cũng bó tay trước những bài viết quá chính xác của ông mà không hề thấy một phản biện nào khả dĩ gọi là phản biện. Những cái  gọi là phản biện của họ chỉ là những luận điệu biện bạch cho cái gọi là  “đức tin” rất vớ vẩn, những  lời tố khổ rất hàm hồ và chỉ quanh quẩn với trò  moi móc đời tư, bắt bẻ câu chữ, đả kích cá nhân, chứ không hề thấy một phản biện nào có giá trị cả. Tức tối mà không phản biện được họ chỉ còn biết amen.

Con chiên cờ vàng khai thác triệt để tất cả những sự kiện bất ổn trong nước, kích động và yểm trợ các hành động gây bất ổn mà các con chiên trong nước được xúi giục bởi các chủ chăn lợi dụng “đức tin” của con chiên để chống cộng. Có thể nói không có sự kích động yểm trợ của các con chiên cờ vàng sẽ không có những vụ nổi lọan của các con chiên trong nước. Tất cả những sự kiện như thế đều có những bài viết của ông vạch ra những âm mưu sau lưng của đám chủ chăn bằng những lập luận sắc bén và vững chắc.

Là một nhà khoa học thực nghiệm ông luôn xác định dùng khoa học và lý trí  để giải mã “đức tin”,  nhất là những loại “đức tin mù”, “đức tin cuồng”. Ông  phân tích sâu sắc những độc tính của các loại đức tin này để độc giả tự có thái độ. Những bài viết của ông vì vậy làm cho những con chiên cờ vàng lồng lộn nhưng họ chỉ biết chửi mà  không thể phản bác dù rằng họ có đầy đủ các phương tiện truyền thông là cả trăm trang web ca tô đang tiếp tục sứ mạng lừa bịp của Giáo hội và  các chủ chăn.

Bí quá họ bàn nhau kiện ông ra tòa.

Có lẽ lịch sử tố tụng trên thế giới cổ kim chưa hề có chuyện người bị kiện rất vui vẻ hồ hởi cung cấp tài liệu cho nguyên đơn để giúp họ bổ sung hồ sơ kiện tụng  tại tòa. Thế nhưng sự  việc tưởng chừng như hoang đường ấy lại có thật và  rơi vào trường hợp GS Trần Chung Ngọc.

Những con chiên chủ trương kiện GS Ngọc ra tòa về tội phỉ báng đức tin của họ  đã được ông cung cấp  hàng loạt những tài liệu tham khảo về chúa mà ông trích dẫn  để họ làm tài liệu. (1) Nhìn qua có thể thấy hầu hết là những tài liệu viết bởi những tác giả nước ngoài có cả những tác giả là chủ chăn.

Sự kiện này  rõ ràng cho thấy họ rất cay cú ông nhưng vô cùng bế tắc cho nên nên mới đưa ra một giải pháp rất trẻ con như thế. Đây một thí dụ điển hình về loại “đức tin” mù quáng che lấp cả lý trí,  làm lu mờ cả kiến thức và làm cho người ta trở nên  u mê như bị ngộ độc. Lạ lùng là những kẻ ấy không phải là những con chiên ngu dốt mà lại là những trí thức ca tô có bằng cấp được các con chiên ủy thác để bảo vệ “đức tin”.

Những bài viết của GS hầu hết đều trích dẫn từ những tài liệu của Bu nhưng chẳng thấy con chiên cờ vàng nào dám kiện BU là bởi không những họ sợ dây với BU mà  đơn giản là vì họ lo sợ những bài viết của ông tạo ra sức lan tỏa quá lớn trong cộng đồng người Việt trong và ngoài nước  làm cho mảnh đất bịp bợm của họ càng ngày càng teo tóp lại.

Trong bài CHUNG QUANH MỘT CUỘC TRANH LUẬN HÀO HỨNG đăng trên sachhiem.net (2) ông viết:về sự kiện  2500 người đã mua vé để vào nghe cuộc tranh luận về chúa tại đại sảnh Methodist ở Westminster, Luân Đôn,.

Trước cuộc tranh luận

Số phiếu “against” :1102

Số phiếu “for”: 678

Số phiếu “không có ý kiến”: 346

Sau cuộc tranh luận:

Số phiếu “against” : 1876 (tăng 774 phiếu)

Số phiếu “for” : 268 ( giảm 410 phiếu )

Số phiếu không ý kiến : 34 (giảm 312 phiếu )

Ở một nước mà đạo thờ chúa chiếm đa số như vương quốc Anh, sự kiện trên là một thí dụ rất điển hình  cho thấy một điều rằng khi người ta có đủ thông tin thì lý trí sẽ giúp người ta thấy được đâu là sự thật dù sự bịp bợm có được che đậy tinh vi đến đâu đi nữa, ngoại trừ những kẻ bị đức tin mù che lấp lý trí.

Khoa học phát triển, truyền thông phát triển chắc chắn sẽ đẩy lùi các loại đức tin mù quáng vào bóng tối. Qua những nghiên cứu và thống kê, văn phòng nghiên cứu Christian Research ở  Anh cho biết : số người đi xem lễ ngày chủ nhật tại nhà thờ Anh giáo ở Anh quốc vào năm 2050 sẽ giảm chỉ còn 1/10, tức là chỉ còn 88000. Con số này nói lên điều gì các con chiên chúa hãy để lý trí phán xét.

Bao năm qua GS Trần Chung Ngọc đã miệt mài làm công việc góp nhặt thông tin để vạch trần những trò xảo trá bịp bợm của Ca tô giáo,  khai sáng cho những người bị cám dỗ bởi những thủ đoạn khai thác tâm linh của các chủ chăn ca tô. Sức lan tỏa từ những bài viết của ông được sự hỗ trợ bởi sự bùng nổ thông tin toàn cầu đã làm làm cho các con chiên cờ vàng đứng ngồi không yên, thất điên bát đảo bởi vì họ cũng hình dung và cảm nhận  được rằng sau khi đọc những bài viết của ông con số bỏ phiếu “against” sẽ càng ngày càng nhiều và chắc chắn sẽ  rất lớn trong số 7 triệu tín đồ  Ca tô người Việt.

Thế nên sự ra đi của GS Trần Chung Ngọc là niềm hân hoan của các con chiên cờ vàng là vì thế.  Niềm hân hoan ấy đã được thể hiện  trên rất nhiều trang web đang tôn thờ “đức vâng lời” mà tôi chỉ biết lượm lặt  lại làm thành bài thơ gửi  ông nơi suối vàng để ông đọc chơi như ông đã từng đọc những gì các con chiên viết về ông lúc sanh tiền.

TỰ SỰ CỦA CON CHIÊN CỜ VÀNG

Nó đã chết đi chết thật rồi

Ơn chúa quan phòng mẹ mân côi

Bao năm con khấn nay đã toại

Ôi chúa nhiệm mầu lạy chúa tôi

 

Nó chết đi con nhẹ cả người

Từ nay có giấc ngủ yên rồi

Bao năm nó phá không ngủ được

Cũng  vì bênh vực chúa mà thôi

 

Mà con bênh chúa có được đâu

Nó viết nghênh ngang xóc lên đầu

Toàn lấy sách bu mà dẫn chứng

Nên con chỉ biết chửi tào lao.

 

Nó nói  tổ  tiên chúa có đuôi (3)

Vợ con chúa cũng đã có rồi(4)

Chúa bị cởi truồng rồi mới chết (5)

Chúa chết cũng thành đất mà thôi

 

Chúa hãy nói đi hỡi chúa tôi

Mở cho con mắt chúng thành người

Là chúa phục sinh từ cõi chết

Là chúa toàn năng của muôn loài

 

Là chúa toàn năng của muôn loài

Nên chúa hiển linh khắp nơi nơi

Trừng phạt đứa nào không tin chúa

Hỗn hào bảo chúa có cái đuôi

 

Nó bảo : con chiên chúa rất ngu

Suốt đời chỉ có đức tin mù

Nó bảo đức cha cùng  giáo hội

Cổ kim  chỉ rặt lũ ngụy tu

 

Các cha đang dẫn dắt chúng con

Đại diện ngôi cao ở dương trần

Nó bảo các ngài chơi con nít

Nhồi sọ con chiên đến ngu đần

 

Chúa có nghe không chúa biết chăng

Bao con chiên chúa dưới đương trần

Bấy lâu uất ức mà cam chịu

Có mồm mà vẫn cứ như không

 

Lời nó rêu rao khắp năm châu

Người ta nghe nó khắp địa cầu

Con chiên chúa cũng  hồn dao động

Chẳng biết chúa trời có hay không

 

Đức mẹ Mân Côi mẹ chúng con

Nó chẳng buông tha cũng viết càn

Nó bảo “đồng trinh sao biết đẻ

Đã có ai từng khám bà không

 

Không khám làm sao biết còn trinh

Còn trinh sao cái bụng chình ình

Con trinh sao đẻ hai ba lứa

Rõ là chỉ tại cái “đức tin” “

 

Dân chúa ai nghe cũng sôi gan

Nghe qua con cũng bật chửi càn

Khổ nỗi nó trưng nguồn khoa học

Nên đành cam chịu tím tâm can

 

Chẳng lẽ để cho chúng nói bừa

Cho nên dân chúa quyết đi thưa

Hợp quần cả tỷ con chiên chúa

Chắc chắn tên này sẽ phải thua

 

Năm trước con chiên Nguyễn thị Thanh

Định rằng sẽ kiện nó banh chành

Có chúa ngôi cao ban phép thánh

Hàng tỷ tín đồ sẽ hoan nghênh

 

Định rằng nó sẽ run vì sợ

Định rằng sợ nó sẽ  phải câm

Thế nhưng nó cứ trơ như phỗng

Vẫn cứ rung đùi tỉnh như không.

 

Nó còn khuyến khích chúng con thưa

Sách vở của BU nó có thừa

Nếu cần nó sẽ dâng cho mượn

Chúa xem như thế có đểu chưa

 

Con bảo chúng rằng chúa vị tha

Vì thương nhân loại phải băng hà

Bị đóng đinh vào cây thập giá

Cứu rỗi loài người cứu rỗi ta

 

Nó bảo:

Chúa xúi người ta bỏ vợ chồng

Bỏ cha bỏ bẹ bỏ bà, ông (6)

Đưa đầu cho chúa ngồi ngự trị

Ai không tin chúa phải mạng vong (7)

 

Cứu rỗi kiểu này giống du côn

Giống xã hội đen bến Vân Đồn

Giống bọn giang hồ Cầu ÔngLãnh

Thế mà dân chúa cứ “tạ ơn”

 

Con thề tin chúa suốt cuộc đời,

Cho dù chúng nó nói ngược xuôi

Hồn con vẫn  nguyện dâng cho chúa

Thiên chúa trong con mãi rạng ngời

 

Mấy chục năm qua sống lưu vong

Nhưng con chiên chúa vẫn một lòng

Vẫn tin rằng chúa luôn soi sáng

Để một ngày kia phất cờ vàng

Chúng nó hỏi:

Chúa của con chiên chúa toàn năng

Sao không vặn cổ lũ vô thần

Chỉ cần họp lại xin ơn chúa

Quá dễ cần chi phải biểu  tình

 

Những con chiên chúa ở bên nhà

Vác búa vác kìm vác ống loa

Đập phá tường rào đòi đất chúa

Chúa sao chẳng giúp để ra tòa

 

Đất đai của chúa con chiên đòi

Toàn năng sao chúa biệt tăm hơi

Khi thấy con chiên vào nhà đá

Chúa  chẳng thèm chia sẻ một lời

 

Chúng nó vô thần có biết đâu

Quyền năng của chúa rất nhiêm mầu

Chẳng qua đức chúa đang thử thách

Chúng hãy chờ xem chẳng lâu đâu

 

Thiên chúa hiển linh khắp hành tinh

Hiển linh đâu dễ  để ta nhìn

Vô thần muôn kiếp không hiểu được

“Phúc cho ai chẳng thấy mà tin”

 

Nó chết đi do chúa hiển linh

Trừng phạt răn đe kẻ vô thần

Năm nay nó tám mươi tư tuổi

Không phạt nó còn sống cả trăm

 

Phúc quá – Đội ơn chúa – amen

Thưa GS, với tội lỗi của ông, theo các con chiên chúa thì ông hiện đang phải nằm dưới 9 tầng hỏa ngục rồi,  tôi xin được cầu an và chúc lành cho ông . amen.

(1)   http://sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=5602

(2)http://sachhiem.net/TCN/TCNdt/TCNdt042.php

(3)Các nhà khoa học đã chứng minh con người là sản phẩm tiến hóa của         loài linh trưởng do vậy chúa cũng không ngoại lệ.

(4) http://sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=5401

(5 )Thời của Jesus những người bị án tử hình bằng cách đóng đinh trên thập giá phải bị cởi bỏ quần áo hoàn toàn không có ưu tiên được khuyến mãi cái khố như tượng và hình vẽ các con chiên đang tôn thờ

(6) Luke 14, 26Nếu  kẻ nào đến với  ta mà  không “căm ghét” cha mẹ, vợ con, anh chị em, và ngay cả đời sống của hắn, thì hắn không thể là môn đồ của Ta. (If anyone who comes to me and does not hate his father and mother, wife and children, brothers and sisters, yes, and his life also, he cannot be My disciples.)

(7)Luke 19:27Hãy  mang  những  kẻ  thù  của  Ta  ra  đây, những  người không muốn Ta  ngự  trị trên họ, và giết chúng ngay trước mặt Ta. [Công giáo đã theo sát lời dạy này, tàn sát những người mà giáo hội cho là “lạc đạo”]

 

20 bình luận
  1. Con chiên cờ vàng chẳng qua là cố níu kéo cái bại hủ, bán nước, lệ thuộc, ăn bám. Không có gì quý hơn độc lập tự do. Không có quốc gia nào hiện nay dân sướng hơn dân Việt Nam mình đâu

  2. bọn cccđ lao xao vớ vẩn làm mọi người nhớ bác xích lô quá!

  3. sao den permalink

    xa hoi chu nghia thu vat mafia cong san viet nam dang …mot lu suc vat doi lot nguoi voi tam mat na doc lap tu do hanh phuc …..xa hoi cua loai thu mang mat na nguoi ……

  4. Tuan permalink

    Bác Xích lô Việt gặp cái comment mất dạy vô học nào thì cứ cho hết lên trên cho bàn dân thiên hạ thấy độ súc vật của lũ 3 que nhé.

    • Giết Việt Cộng permalink

      Phê bình bài viết “Ý nghĩa và vai trò trí thức trong Phật Giáo” của tác giả Trần Chung Ngọc

      Tiến sĩ Dương Ngọc Dũng

      1. Mục tiêu bài viết này là phê phán tác giả Trần Chung Ngọc (tiến sĩ Wisconsin) thông qua việc khảo sát hai bài viết chính : bài “Ý Nghĩa và Vai Trò Trí Thức Trong Phật Giáo” đăng trong tạp chí Giao Điểm (số 23 tháng 3 năm 1996) và bài “Quan Niệm Giải Thoát trong Phật Giáo và Gia Tô Giáo” đăng trong Giao Điểm (số 23 tháng 6 năm 1996).

      Trong bài thứ nhất, tác giả chẳng làm gì khác hơn là đem học giả Như Hạnh ra chê bai, dè bĩu một cách hết sức vô lý, chỉ cho thấy động cơ tâm lý chính của các tác giả nhóm Giao Điểm là ganh ghét, hằn học, đố kị với những người thực sự nghiên cứu Phật Giáo một cách nghiêm túc. Trong bài thứ hai Trần Chung Ngọc bắt tay vào công việc đối chiếu hai hệ thống tôn giáo lớn, Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo, trong khi không có gì cho thấy tác giả họ Trần đã được học hành huấn luyện trong lãnh vực tôn giáo đối chiếu (comparative religion) hay có kiến thức vững chắc về hai tôn giáo này.

      Giống như tất cả các cây bút tự nhận là trí thức Phật Giáo như Lê Hiếu Liêm, Trần Văn Kha, Minh Chi, Nguyễn Phúc Bửu Tập, Trần Chung Ngọc có những hiểu biết hết sức nông cạn và hời hợt về tư tưởng Phật Giáo, điều mà họ hăng say bảo vệ một cách ngu xuẩn bằng cách mạ lỵ chửi bới những người có đầy đủ khả năng để bàn đến vấn đề học thuật Phật Giáo. Tôi không viết bài này để trao đổi học thuật với Trần Chung Ngọc vì chính tác giả tự nhận mình là một “Phật tử thấp kém” (Giao điểm 23, QNGTTPGVGTG : 28) – hay với bất cứ cây viết nào trong nhóm Giao Điểm. Tôi muốn tìm hiểu và lật mặt nạ các động cơ tâm lý khiến những kẻ dốt nát, bất tài lại thích đề cập đến những vấn đề tư tưởng, triết học đao to búa lớn.

      Không hiểu tại sao văn hóa Việt Nam lại có thể dung chứa một đại bộ phận bất hảo, học vấn lai căng chẳng ra gì lại thích viết báo, viết sách nói về những điều mình chưa hề được học hỏi bao giờ, chẳng hạn Nguyễn Hữu Liêm, một người tự cho mình là triết gia, lập thuyết triết học trong khi hoàn toàn dốt nát về triết học Tây Phương (tôi sẽ phê bình Nguyễn Hữu Liêm và nhóm Triết trong cuốn sách kế tiếp) hay Cao Xuân Hạo, một nhà ngữ học, lại đi viết về triết học Lão Trang một cách thiển cận với mục đích khoe khoang về cha mình là Cao Xuân Huy là người thông kim bác cổ trong khi Cao Xuân Hạo hoàn toàn chẳng có kiến thức gì về triết học Trung quốc (xem bài “Quan Niệm Chu Toàn Trong Triết Học Lão Trang và Trong Cấu Trúc Luận Phương Tây” của Cao Xuân Hạo đăng trong tạp chí Triết số 2 tháng 6, 1996. Tôi sẽ phê bình tác giả Cao Xuân Hạo trong cuốn sách kế tiếp).

      2. Trần Chung Ngọc hoàn toàn có một thái độ kiêu căng tự mãn khi nhận định về khả năng tri thức và tư cách đạo đức của chính mình như trong câu trích dẫn sau đây cho thấy :

      Viết bài này một Phật tử thấp kém như tôi cũng chỉ có một tâm nguyện : giúp cho người đời tự mình bước đi những bước chân vững vàng, an lạc trên mặt đất. Hay nói khác đi, theo Kinh Hoa Nghiêm nếu ai lạc đường thì tôi vì họ mà chỉ ra con đường chánh, nơi đêm tối tôi vì họ mà làm ngọn đuốc sáng và tôi cũng xin thêm : nếu ai lầm lạc mà rời xa dân tộc thì tôi vì họ mà hướng dẫn họ trở lại với quốc gia dân tộc (Giao Điểm 23 : bđd : 28).

      Chỉ trong một câu viết này Trần Chung Ngọc bộc lộ thái độ thối tha nhất của một trí thức là khiêm tốn giả tạo : nếu tự cho là một Phật tử thấp kém sao dám cả gan cầm bút viết về những đề tài mình không hề có chút hiểu biết nào ? Nhưng ngay câu sau thì lại lập tức tự đề cao mình lên ngang hàng với chính Đức Phật, làm “ngọn đuốc sáng” soi đường, “chỉ ra con đường chánh”. Trong văn hiến Phật Giáo nói chung chỉ có Đức Phật là người duy nhất được tôn xưng như vậy và bản thân Đức Phật khi nhận định về giáo lý của chính Ngài cũng chỉ so sánh nó với ngón tay chỉ mặt trăng. Còn Trần Chung Ngọc lại huênh hoang khoác lác hơn, tự cho mình là người dẫn đường cho kẻ khác, một cách gián tiếp tự cho mình đã đắc đạo thành Phật hay đã giác ngộ.

      Nhưng nếu đã đắc đạo hay giác ngộ sao lại phải kính phục Lê Hiếu Liêm và trích dẫn tác giả này khi bàn về Phật Giáo – trong khi bản thân tác giả họ Lê còn dốt nát trầm trọng hơn tất cả các tác giả trong nhóm Giao Điểm về Phật Học (tôi sẽ phê bình Lý Khôi Việt, bút hiệu của Lê Hiếu Liêm trong bài sau) – và về tôn giáo nói chung ? Và nếu đã đắc đạo thành Phật sao còn ganh ghét với mảnh bằng tiến sĩ Phật Học của Như Hạnh làm gì ?

      Nhưng Trần Chung Ngọc cũng không thực sự hài lòng với việc giác ngộ hay thành Phật: “Ngài” còn có mục tiêu muốn lãnh đạo cả dân tộc Việt Nam nên đệm thêm vào câu trên một mớ sáo ngữ ái quốc rởm đời : “thì tôi vì họ mà hướng dẫn họ trở lại với quốc gia dân tộc”. Xin hỏi Trần Chung Ngọc : quốc gia mà ngài muốn nói đến là quốc gia nào trong khi ngài đang sống phè phỡn trên đất Mỹ nhận tiền xã hội của Mỹ? Hay ngài muốn cho rằng cộng đồng người Việt tại Mỹ là một quốc gia ? Còn dân tộc mà Trần Chung Ngọc muốn hướng dẫn là dân tộc nào : Việt Nam, Mỹ, hay toàn thế giới ? Nếu tác giả chỉ muốn hướng dẫn dân tộc Việt Nam thôi thì rõ ràng không phải là người Phật tử vì người theo đạo Phật, về nguyên tắc, không phân biệt quốc gia hay dân tộc trong việc giảng dạy giáo lý. Còn nếu Trần Chung Ngọc muốn hướng dẫn cả thế giới theo về con đường chánh (dĩ nhiên con đường chánh mà tác giả hiểu đây là Phật Giáo) thì chắc chắn phải xóa bỏ các tôn giáo lớn khác trên hoàn cầu (Thiên Chúa Giáo, Do Thái Giáo, Hồi Giáo v.v…) và yêu cầu họ quy y theo đạo Phật. Nhưng bằng cách nào ?

      3. Chúng ta sẽ đi lại từ đầu với bài viết. “Ý Nghĩa và Vai Trò Trí Thức Trong Phật Giáo”. Trần Chung Ngọc tự ý định nghĩa người trí thức như sau :

      Theo tôi hiểu thì trí thức trong Phật Giáo không phải là người có bằng cử nhân, lại càng không phải những người có bằng cấp cao hơn như Master hay Ph.D mà là những người có chánh kiến, chánh tư duy, và làm việc theo lời nói, nói theo việc làm, tất cả đều chân thật, không hư dối, hiểu đạo, sống với đạo và luôn luôn hành động để mang phúc lợi đến cho toàn thể chúng sanh (Giao Điểm 22 : bđd : 18) .

      Căn cứ vào đâu Trần Chung Ngọc có thể loại trừ tất cả những người có bằng cấp ra khỏi định nghĩa về “trí thức Phật Giáo” ? Như vậy chính bản thân Trần Chung Ngọc, người tự khoe là có bằng Ph.D tại Wisconsin, cũng không thể tự nhận là “trí thức Phật Giáo” căn cứ trên định nghĩa này. Và thế nào là chánh kiến, chánh tư duy theo Phật Giáo ? Mục đích chính của Trần Chung Ngọc khi viết bài này là phê bình và loại bỏ Như Hạnh, người có bằng Ph.D tại Harvard về Phật Học, ra khỏi cái mà Trần Chung Ngọc gọi là giới “trí thức Phật Giáo”. Nhưng khách quan mà xét lại, tại sao Như Hạnh, người nghiên cứu chuyên môn về Phật Học, lại không thể “chánh kiến, chánh tư duy” mà Trần Chung Ngọc lại có thể làm được điều đó ? Tại sao một người cặm cụi bỏ cả đời mình ra học hỏi, nghiên cứu, và giảng dạy về Phật giáo như học giả Như Hạnh lại không được xem là trí thức Phật Giáo ? Thế thì ai có đủ tư cách để tự nhận là trí thức Phật Giáo ? Có bằng chứng đâu để cho thấy Trần Chung Ngọc “sống với Đạo”, “hiểu Đạo”, “hành động để mang phúc lợi đến cho toàn thể chúng sanh” hơn Như Hạnh ? Viết bài mạ lỵ hay xuyên tạc người khác do lòng đố kỵ có phải là một hành động “đem lại phúc lợi” cho “chúng sanh” Như Hạnh không ? Có lý do triết học nào để loại bỏ Như Hạnh ra khỏi phạm trù “chúng sanh” của Trần Chung Ngọc ?

      Không có bằng chứng nào trong bài viết cho thấy Trần Chung Ngọc là người “hiểu Đạo” mà có rất nhiều bằng chứng cho thấy ngược lại. Tác giả viết một cách láo lếu như sau :

      Có nhiều giáo sư rất giỏi Phật học nhưng chưa bao giờ thực hành Phật Pháp. Tỳ kheo Sangharakshita đã xếp những người này thuộc loại “Khẩu thiền” và tôi muốn đọc sách Phật giáo thì tôi có thể đọc thẳng vào kinh điển Phật giáo hay đọc những tác phẩm của các bậc tu hành đạo cao đức trọng trong đó có những kinh nghiệm tu chứng, chứ tôi không đọc sách của các học giả luận về tu chứng (Giao Điểm 22:bđd:19)

      Trần Chung Ngọc đã lầm lẫn giữa hai sự việc trong lý luận : giáo sư Phật học chỉ là người nghiên cứu và giảng dạy về Phật giáo, ông ta không phải là tu sĩ đi tìm sự giác ngộ hay có ý muốn thành Phật nên trách ông ta “không thực hành Phật Pháp” là vô lý. Nếu Trần Chung Ngọc muốn đi tu thì cứ cạo đầu xin quy y trong một ngôi chùa nào đó, nhưng nếu Trần Chung Ngọc muốn tìm hiểu về Phật giáo thì phải đi học với các giáo sư Phật học chứ không thể làm một việc hết sức vô lý là đứng trên bình diện tu hành để chỉ trích các giáo sư là người lấy sự tu hành và giáo lý kinh điển làm đối tượng nghiên cứu. Nhưng có gì cho thấy Trần Chung Ngọc là người “thực hành Phật Pháp” ? Chẳng cầu dẫn chứng đâu cho xa, ngay trong các trường Phật Học trung cấp, cao cấp tại Việt Nam, các tăng ni vẫn phải học hành, nghiên cứu về giáo lý và không thể lấy việc “thực hành Phật Pháp” ra để thay thế cho việc học hỏi, nghiên cứu giáo lý được. Không hiểu chánh pháp thì căn cứ vào đâu để thực hành ? Theo truyền thống Thượng Tọa Bộ như được đúc kết trong tác phẩm Visuddhimaga (Con Đường Thanh Tịnh) của Buddhaghosa (Phật Âm), một triết gia Phật Giáo Ấn Độ thế kỷ thứ 5, thì trong ba giai đoạn tu tập giáo lý Phật giáo (giới, định, tuệ) thì Tuệ (panna) là đỉnh cao cuối cùng của sự tu chứng. Không có gì trong kinh tạng Pali cho thấy Đức Phật phản đối việc nghiên cứu hay học hỏi về giáo lý (dhamma) cả. Trong truyền thống tu tập của Phật Giáo Tích Lan (Sri Lanka) thì các tu sĩ được phân ra làm hai loại : loại thứ nhất chuyên chú vào việc nghiên cứu giáo lý (textual scholars) còn loại thứ hai chuyên chú vào việc thực hành thiền định trong rừng, và cả hai loại tu sĩ này đều được tôn trọng ngang nhau.

      Sự dốt nát về Phật học của Trần Chung Ngọc thể hiện rõ ràng nhất trong các nhận định của tác giả về Thiền Tông. Trần Chung Ngọc chẳng làm gì khác hơn là lặp lại các sáo ngữ quen thuộc đầy rẫy trong các tác phẩm phổ thông viết về Thiền theo kiểu Nhất Hạnh. Nhất Hạnh cũng chẳng làm gì khác hơn là cóp chép lại sách vở của D.T.Suzuki. Suzuki là một thiền sư dòng Lâm Tế (Rinzai) và tác phẩm Essays in Zen Buddhism (Thiền Luận) của ông nhằm trình bày Thiền theo kinh nghiệm nội chứng của một thiền sư dòng Lâm Tế, không phải một tác phẩm viết về thiền sử cung cấp những sự kiện để có thể trích dẫn một cách tùy tiện. Hơn nữa, dòng Lâm Tế chỉ là một trong hai dòng thiền chính tại Nhật Bản, dòng kia là dòng Thiền Tào Động (Soto) với hơn 15 ngàn tu viện trên khắp nước Nhật trong khi dòng Lâm Tế chỉ có hơn 6 ngàn tu viện. Ngày nay những nhà nghiên cứu lịch sử Thiền Tông Nhật Bản bắt đầu nhận ra rằng nếu chỉ nhìn Thiền qua lăng kính của dòng Lâm Tế (mà đại diện tiêu biểu là Suzuki) chúng ta sẽ có một hiểu biết méo mó và phiến diện về Thiền nói chung. Gần đây đã có các công trình chính nghiên cứu về Đạo Nguyên (Dogen), người sáng lập dòng Thiền Tào Động tại Nhật Bản vào thế kỷ 13. Điển hình là ba tác phẩm viết về Đạo Nguyên của giáo sư Steven Heine : Existentialism and Ontological Dimensions of Time in Heidegger and Dogen (1985), A Blade of Grass, Japanese Poetry and Aesthetics in Dogen Zen (1989), và Dogen and the Koan Tradition (1994 ). Những nhà nghiên cứu Thiền sử như John McRae, Bernard Faure, Griffoulk, Yampolsky, Nagashima, đã vạch ra rất nhiều vấn đề ngụy tạo trong lịch sử Thiền Tông tại Trung Hoa, Trần Chung Ngọc chỉ cần ra nhà sách tìm mua về nhà đọc sẽ bớt nói bậy bạ về Thiền theo kiểu Nhất Hạnh. Chẳng hạn tác giả họ Trần viết :

      Tôn chỉ của Thiền Tông là giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự, trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật”. Vậy có cái gì là mê hoặc văn chương ở đây ? (Giao Điểm số 22 : bđd : 27)

      Như Hạnh không phê bình toàn bộ lịch sử Thiền hay bản chất của Thiền là một “mê hoặc văn chương” – đây là sự gán ghép mang dụng ý xuyên tạc bẩn thỉu của Trần Chung Ngọc. Như Hạnh chỉ giới hạn nhận xét của anh vào việc làm thơ thiền trong giới Phật giáo đời Lý. Nguyên văn Như Hạnh viết : “Đáng tiếc là kể từ giữa đời Lý trở đi, giới lãnh đạo Phật giáo Việt Nam bị lôi cuốn bởi phong trào “tổ sư Thiền” của Trung Hoa. Tôi cho rằng đây là một mê hoặc văn chương hơn là một phát triển tôn giáo” (trích theo chính Trần Chung Ngọc trong bài báo nói trên). Như vậy câu phản bác của Trần Chung Ngọc là chẳng ăn nhập gì đến nội dung nhận xét về Phật Giáo đời Lý của Như Hạnh. Hơn nữa, sáo ngữ “bất lập văn tự” thường được lập đi lập lại trong các sách viết về Thiền nhiều lần đến nỗi không ai tự hỏi ngay bản thân câu “bất lập văn tự” không phải là văn tự thì còn là cái gì ? Có thể phát biểu khái niệm “bất lập văn tự” mà không dùng đến ngôn ngữ được không ? Công án không dùng đến ngôn ngữ sao ? Cơ duyên vấn đáp (kien mondo) không phải là ngôn ngữ ? Ngữ lục (goroku) không dùng đến ngôn ngữ để chép lại lời nói của các thiền sư thì dùng phương tiện nào khác ? Dale Wright đã nhận xét về câu nói “bất lập văn tự” (I’uryu monji) là bản thân câu phát biểu này cũng phải được kiến lập bằng phương tiện ngôn ngữ (linguistically constituted) và ông cho rằng câu này không hướng đến việc siêu vượt ra khỏi ngôn ngữ (far from being a transcendence of language), mà đúng ra tiến trình kiến lập kinh nghiệm Thiền đòi hỏi một sự tái định hướng trong chính bản thân ngôn ngữ (a reorientation within language) (1).

      Trong toàn thể bài viết phê bình tác giả Như Hạnh, Trần Chung Ngọc cũng chỉ căn cứ vào những sáo ngữ chung chung như thế với đầy ác ý xuyên tạc nội dung bài viết của Như Hạnh trong khi bản thân Trần Chung Ngọc cũng chẳng biết gì về Thiền hay Phật giáo nói chung. Chẳng hạn tác giả họ Trần viết :
      Lục Tổ Huệ Năng không biết chữ nhưng hiểu rằng tâm động chứ không phải là phướng động (Giao Điểm 22, bđd : tr.28)
      Tôi không hiểu sao đến bây giờ vẫn có người có trình độ tiến sĩ như Trần Chung Ngọc lại đi tin vào cái huyền thoại hạng bét rằng “tổ thứ sáu của dòng Thiền Nam Tông, Huệ Năng, là người không biết chữ”. Đó là cái khổ của những anh chàng tự học mà cứ tưởng mình thông thái. Chỉ cần có theo dõi nghiên cứu về Thiền cũng biết rằng theo Takayuki Nagashima, “nhân vật Huệ Năng là một sản phẩm bịa đặt hoàn toàn” (2). Rất có thể Thần Hội, người đối lập với Thần Tú, và đặt ra sự khác biệt giữa dòng thiền Nam Tông và Bắc Tông bằng cách xuyên tạc giáo lý của Thần Tú và dòng Thiền Bắc Tông, là tác giả của sự bịa đặt này. Steven Heine nhận xét như sau về nhân vật Huệ Năng : “Tính chất lịch sử của Lục Tổ (Huệ Năng) đã bị nghi ngờ đến mức rất có thể tiểu sử của ông là một sáng tạo của Thần Hội, người muốn duy trì sự tranh chấp bộ phái giữa dòng Thiền Nam Tông đang lên và dòng Thiền Bắc Tông bị trình bày một cách sai lầm” (The historicity of the Sixth Patriarch is now questioned to the point thai his life-story may indeed be a fictive device invented by Shenhui, who was interested in perpetrating a sectarian debate between the dominant Southern school and the mispresented Northern school) (3) . Các nhà nghiên cứu về Thiền đã chứng minh rằng hầu hết lịch sử Thiền đời nhà Đường, các tiểu sử hay ngữ lục gán cho các thiền sư đời nhà Đường thật ra được biên soạn vào đầu đời Tống hay ít nhất cũng được xào nấu tái chế lại bởi các tác giả đời Tống.
      Philip Yampolsky, người dịch Pháp Bảo Đàn Kinh của Huệ Năng sang tiếng Anh, nhận xét về tính chất lịch sử trong các “truyền đăng lục” của Thiền Tông như sau : “Trong việc sáng chế ra lịch sử (Thiền), sự chính xác không phải là chuyện cần quan tâm… Một vài sự kiện được biết có thể được dựng thành một câu chuyện hấp dẫn, nhưng đó là một câu chuyện đầy rẫy các điểm đáng nghi ngờ, các lỗ hổng, và những sự kiện mâu thuẫn… và hầu như chắc chắn là không có thật (In the manufacture of this history, accuracy is not a consideration… The few facts that are known can, perhaps, be molded into a nice story, but is surrounded by doubts, lacunae, and inconsistencies… and almost untrue) (4). Các chuyên gia nghiên cứu về Thiền còn tự hỏi không biết nhân vật Huệ Năng có thật là một nhân vật lịch sử hay không, còn Trần Chung Ngọc là ai, căn cứ vào tư liệu nào, tác giả nào, mà có thể tự nhiên đưa ra những nhận định, phán đoán khơi khơi như thể câu nói “giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự” là một chân lý toán học dùng để “sửa lưng” học giả Như Hạnh là nói không đúng với trình độ “kiến thức” tiểu học về Thiền của họ Trần.

      4. Điều ngu xuẩn nhất của Trần Chung Ngọc là hiểu lầm rằng mình có thể đọc thẳng vào kinh điển Phật giáo. Nên hiểu chữ đọc thẳng này theo nghĩa nào ? Trần Chung Ngọc có khả năng đọc thẳng vào nguyên tác Pali hay Sanskrit ? Nếu hiểu “đọc thẳng” ở đây là đọc các bản dịch tiếng Việt của Đoàn Trung Còn, Thích Trí Tịnh, Thích Minh Châu, thì Trần Chung Ngọc không có tư cách hay thẩm quyền gì để bàn chuyện Phật học cả. Không thể bàn đến kịch Shakespeare nếu không thông thạo tiếng Anh thế kỷ 10, cũng như không thể làm thơ Đường nếu không biết chữ Hán.
      Không thể đọc vở kịch Hamlet qua bản dịch của Đỗ Khánh Hoan và tuyên bố đã “đọc thẳng” vào Shakespeare. Kinh điển Việt Nam được dịch ra cho mục đích tụng đọc, phục vụ cho việc thực hành tu tập hơn là việc nghiên cứu nên rất khó dùng vào việc nghiên cứu Phật giáo về khía cạnh giáo lý. Đó là chưa nhắc đến việc dịch sai vì chưa học giả nào tại Việt Nam từ trước đến nay được đào tạo về các cổ ngữ Phật giáo một cách thấu đáo để tiến hành công việc rà soát lại các bản dịch hiện hành. Học Phật một cách nghiêm túc khó hơn cả học toán cao cấp vì học toán không đòi hỏi phải học các cổ ngữ khó khăn như Pali, Sanskrit, Tây Tạng, Hán cổ, Mông Cổ, Mãn Châu, v.v… Chúng ta, những người không hề được đào tạo trong ngành vật lý, có thể ra tiệm mua một cuốn sách của Einstein và “đọc thẳng” vào thuyết tương đối và hiểu nó như một nhà vật lý học thực thụ hiểu được không ? Dứt khoát là tác giả họ Trần không thể “đọc thẳng” vào kinh điển Phật giáo được nếu không cắp sách đến trường học các cổ ngữ Phật giáo liên hệ, ít nhất là Tứ Đại Kim Cương của ngành Phật học : Pali, Sanskrit, Tây Tạng, Hán cổ.

      5. Luận điểm thứ hai của Trần Chung Ngọc cũng cần phải phê bình đó là việc tuyên bố rằng có thể hiểu Phật giáo qua việc đọc “các tác phẩm của các bậc tu hành đạo cao đức trọng trong đó có những kinh nghiệm tu chứng” (câu trích dẫn ở trên). Đây cũng là một lầm lẫn tai hại. Đọc vào các kinh nghiệm tu chứng thì Trần Chung Ngọc vẫn đứng bên ngoài kinh nghiệm tu chứng, vẫn chưa phải là thực sự có kinh nghiệm đó. Đọc thẳng Lâm Tế Lục, Bích Nham Lục, Shobogenzo (Chánh Pháp Nhãn Tạng) cũng không có nghĩa là chúng ta có thể trực tiếp nắm được kinh nghiệm giác ngộ như Lâm Tế hay Đạo Nguyên (Dogen). Và cũng không có gì xác chứng rằng các kinh nghiệm tu chứng đó là kinh nghiệm Phật giáo hay là một cảm giác nào khác mà các “bậc tu hành đạo cao đức trọng” đó hiểu lầm ra như vậy. Tôi xin lấy ví dụ : một người tuyên bố mình là Napoléon chúng ta cho là điên, tại sao chúng ta lại kính trọng một người tuyên bố mình là Phật, đã giác ngộ, hay liễu Đạo ?
      Bằng cách nào chúng ta có thể trực tiếp đi vào trong nội thân kinh nghiệm của người đó để có thể quả quyết đây là một kinh nghiệm tôn giáo hay đây là triệu chứng của bệnh loạn thần kinh ? Để trả lời các vấn nạn này Trần Chung Ngọc cũng phải xách cặp đi học để nghe các giáo sư giảng cho cách phân biệt, không thể ngồi nhà “tự học” và nghe các lời tuyên bố bá láp của các thiền sư dỏm như Tuyên Hóa hay Nhất Hạnh rồi hiểu lầm mình đã “kiến tánh thành Phật”.
      6. Sự hằn học vô lý của Trần Chung Ngọc đối với mảnh bằng tiến sĩ của Như Hạnh càng lúc càng tăng khi tác giả họ Trần viết :
      Còn cái bằng cấp mà tôi lấy được ở đại học, với những phương pháp khảo cứu tiến bộ nhất, với đầy đủ tư liệu nhất, thì nhiều lắm là giúp tôi kiếm được một công ăn việc làm để tôi có một đời sống vật chất thoải mái, nghĩa là giúp tôi kiếm ăn bằng “hí luận” nếu bằng cấp của tôi là về Phật Giáo (Giao Điểm 22 : bđd : 19).
      Tôi không thể tin một người cũng tự xưng là có bằng Tiến Sĩ như Trần Chung Ngọc lại có thể viết một câu ngu xuẩn như vậy. Nhưng khi chúng ta hiểu động cơ tâm lý chính của Trần Chung Ngọc là ghen ghét và đố kỵ với mảnh bằng tiến sĩ của Như Hạnh thì sự ngu xuẩn này cũng có thể giải thích được.
      Điểm thứ nhất : nghề giảng dạy, dù là ở ngay đại học Mỹ, chưa bao giờ được xem là một nghề đem lại “đời sống vật chất thoải mái” như các nghề bác sĩ hay luật sư. Nhưng đó là một chi tiết nhỏ.
      Điểm ngu xuẩn vô lý của Trần Chung Ngọc là : tại sao đi học, biết những phương pháp khảo cứu tiến bộ nhất, có đầy đủ tư liệu để bàn về những vấn đề mình muốn bàn, lại là một điều đáng chê trách, đáng khinh bỉ ? Đây không phải là sự thể hiện thái độ “phản trí thức” (anti-intellectual) mà Như Hạnh đã phê bình sao ? Lối lập luận của Trần Chung Ngọc cho chúng ta cái cảm giác là chính những người bỏ cả đời để học hỏi về Phật Giáo là những người đáng khinh bỉ, còn những người chép sách, đạo văn, ăn nói láo lếu như Lê Hiếu Liêm lại được tôn trọng, vinh danh là “trí thức Phật giáo”.
      Điểm thứ hai : Trần Chung Ngọc có thực sự hiểu chữ “hí luận” có nghĩa là gì hay không ? Do “đọc thẳng” vào kinh điển Phật giáo “thông qua bản dịch tiếng Việt” nên Trần Chung Ngọc hiểu lầm “hí luận” có nghĩa là “nói suông, không có thực hành Phật Pháp”. Rất nhiều người hiểu lầm như vậy do cũng “tự học về Phật Giáo” theo phương pháp của nhóm Giao Điểm. Tôi có thể giải thích danh từ đó ở đây nhưng tôi không muốn ban một đặc ân lớn lao như vậy cho Trần Chung Ngọc. Tôi chỉ nhắc một cách tóm tắt : hí luận là danh từ Hán Việt dịch từ tiếng Phạn là prapanca. Trần Chung Ngọc hãy lấy từ điển Sanskrit-English của Monier Williams và tra mục từ prapanca để biết rõ tận gốc ý nghĩa của thuật ngữ này (nếu Trần Chung Ngọc biết cách tra tự điển Sanskrit). Điều tôi muốn nhấn mạnh : hãy thực sự đi học về Phật giáo tại một trường đại học rồi sau đó hãy phát biểu về Phật giáo, nếu không ngay cả những thuật ngữ bình thường nhất trong Phật giáo anh vẫn hiểu lầm một cách tai hại.
      7. Trần Chung Ngọc khi tiến hành phê phán Như Hạnh về bài viết “Tỳ Sa Môn” đã viết như sau :
      Như Hạnh nghiên cứu về sự biến dạng của Tỳ Sa Môn Thiên Vương bên Ấn Độ thành Phù Đồng Thiên Vương ở Việt Nam. Đây là một bài khảo cứu thuộc phạm vi chuyên môn của Như Hạnh, mà tôi thì không phải là một học giả nghiên cứu về đề tài này, nên tôi không đủ khả năng để luận bàn về nội dung bài viết của Như Hạnh. Tuy nhiên trong phần kết luận và trong phần chú thích, Như Hạnh đã đưa ra vài nhận định về Thiền Tông Việt Nam mà tôi cho rằng chưa tiêu hóa được cái học khoa cử, cho nên tôi xin được góp ý kiến về những nhận định này (Giao Điểm 22, bđd : 27).
      Chúng ta hãy chậm rãi đọc lại câu nói tương đối ôn hòa nhất và đúng đắn nhất của Trần Chung Ngọc trong toàn thể bài viết để nhận ra ba ý chính như sau :
      1. Tác giả thừa nhận Như Hạnh là nhà nghiên cứu chuyên môn.
      2. Vậy Trần Chung Ngọc thừa nhận mình không phải là nhà chuyên môn về Phật giáo sao ? Khoan đã. Trần Chung Ngọc chỉ thừa nhận Như Hạnh là chuyên gia về Tỳ Sa Môn thôi còn không phải là chuyên gia về Thiền Tông Việt Nam. Người chuyên môn đó chính là Trần Chung Ngọc. Cho nên “chuyên gia” Trần Chung Ngọc sẽ phê phán các “sai lầm” của Như Hạnh khi bàn về Thiền Tông Việt Nam.
      3. Tuy thừa nhận Như Hạnh là nhà chuyên môn trong lãnh vực của mình, Trần Chung Ngọc vẫn cho rằng Như Hạnh “chưa tiêu hóa được cái học khoa cử”. Vậy ai có khả năng “tiêu hóa” này ? Chính là Trần Chung Ngọc, tuy có bằng tiến sĩ tại Wisconsin, nhưng đã “tiêu hóa” được Thiền Tông Việt Nam nên tự cho mình có đủ thẩm quyền để phê bình những người “chưa tiêu hóa được cái học khoa cử”. Nhưng vấn đề là Trần Chung Ngọc có phải thực sự “tiêu hóa” được hay không thì không có căn cứ hay bằng chứng gì để xác nhận cả. Trong khi Như Hạnh có vẻ có đầy đủ bằng chứng hơn để cho thấy anh là người có thực sự đọc và nghiên cứu Thiền Tông : tác giả đã dịch Thiền Đạo Tu Tập của Trương Trừng Cơ, dịch The Zen Training of Monks của D.T.Suzuki, và tác phẩm Như Hạnh sắp xuất bản (Koruda Institute x.b.) là khảo luận về truyền thống Thiền Tông Việt Nam. Tất cả các bài viết của Như Hạnh đa số đều nghiên cứu về lịch sử Thiền Tông Việt Nam. Tôi cho rằng Trần Chung Ngọc nếu tự cho là mình hiểu về Thiền, đặc biệt là Thiền Tông Việt Nam, hơn Như Hạnh để có thể phê phán tác giả này là thể hiện một thái độ hỗn xược của những anh thợ điện đòi phê phán Einstein bằng cách hỏi Einstein có biết sửa cầu chì trong nhà hay không. Trong xã hội Việt Nam vẫn tồn tại những thành phần “hỗn xược văn hóa” như vậy : Nguyễn Bạt Tuy, không hề được đào tạo trong ngành địa chất học, viết bài phê bình tiến sĩ địa chất Trần Kim Thạch. Lê Hiếu Liêm (tức Lý Khôi Việt) không hề đi học sử hay tôn giáo tại đại học, viết bài phê bình, mạ lỵ cả hai tiến sĩ xuất thân Harvard : Như Hạnh và Hồ Đới Huệ Tâm (mà Lý Khôi Việt hiểu lầm là “Hồ Tài Huệ Tâm”). Không được học về ngành tôn giáo học mà đi phê phán Như Hạnh là tiến sĩ chuyên ngành tôn giáo học. Không học về sử lại đi phê phán Hồ Đối Huệ Tâm là giáo sư chuyên sử tại Harvard. Còn bản thân Lê Hiếu Liêm là ai? Đã có công trình nghiên cứu gì về lịch sử tôn giáo ? Bản thân Trần Chung Ngọc là ai, đã có công trình nghiên cứu gì về Thiền Tông để cho thấy anh có đủ khả năng phê phán Như Hạnh trong lãnh vực chuyên môn của tác giả này?

      Chúng ta chỉ cần đọc vài ý kiến của Trần Chung Ngọc về Thiền thì có thể thấy ngay tác giả này chỉ có những kiến thức hết sức hời hợt, sơ đẳng về vấn đề này. Trần Chung Ngọc viết :
      Các thiền sư, có ai dùng văn chương để truyền đạo ? Hay họ chỉ truyền đạo qua những kinh nghiệm tu chứng ? (Giao Điểm 22 : 27).
      Trần Chung Ngọc hiểu “văn chương” đây theo nghĩa nào ? Những bài thơ Thiền đầy rẫy trong văn học Lý Trần không phải là “văn chương” sao ? Vậy thì chúng là cái gì ? Truyền đạo bằng kinh nghiệm tu chứng là như thế nào ? Các vấn đáp (mondo) giữa thiền sư và môn đệ như được ghi lại trong các ngữ lục (goroku) có thể được xem là kinh nghiệm tu chứng ? Tại sao chúng ta cứ nói năng bằng những sáo ngữ mà chẳng bao giờ tốn một chút thời giờ để suy nghĩ ? Làm thế nào để có thể nói đến hay truyền đạt một kinh nghiệm mà không phải trải qua một tiến trình trung gian (mediation) bằng ngôn ngữ hay biểu tượng (symbols) ? Mà kinh nghiệm là gì? Bản chất của nó ra sao ? Ngay cả vấn đề này cũng chưa sáng tỏ. Mà nếu dùng văn chương để giảng về Thiền như Suzuki và nhiều người khác đã làm thì có gì là sai ? Chính nhờ “văn chương” của Suzuki mà nhiều người biết đến Thiền. Hầu như thiền sư Việt Nam nào cũng làm thơ : đây là sản phẩm của văn hóa Trung Hoa. Sao Trần Chung Ngọc dám khẳng định là các thiền sư không dùng văn chương để truyền đạo ? Sự ngu dốt của Trần Chung Ngọc lên đến cùng cực khi tác giả cho rằng Thiền và Tịnh Độ chẳng có gì khác nhau : “Tịnh Độ khác Thiền ở chỗ nào” (Giao Điểm 22 : 28). Đã vậy tác giả tự khoe là đã đọc Cao Tăng Truyện trong khi không biết một chữ Hán nào. Trần Chung Ngọc viết :
      Đọc Cao Tăng Truyện và thân thế các tổ, tôi chẳng thấy ai có bằng cấp nào cả, nhất là Ph.D (Giao Điểm 22 : 28).
      Cao Tăng Truyện chưa hề được dịch sang tiếng Việt hay tiếng Anh, còn chính bản thân Trần Chung Ngọc tự nhận là không biết tiếng Tàu (Giao Điểm 22:19). Vậy thì Trần Chung Ngọc đọc theo kiểu nào, đọc bằng cách nào ? Đây không phải “hí luận” sao ? Tại sao lại dè bĩu kẻ khác là “chưa tiêu hóa được tinh thần khoa cử” còn mình thì cứ lén lút đưa vào những ngầm ý khoe khoang về trí thức của bản thân ? Đó là chưa kể thái độ mỉa mai một cách vô duyên : “các tổ không ai có bằng Ph.D”. Các tổ đâu phải là nhà nghiên cứu Phật học mà cần đến bằng Ph.D? Mà các “tổ” này là ai ? Là “bạn thân” của Trần Chung Ngọc ? Chúng ta cứ nói đến các “tổ sư” và có thái độ sùng bái họ. Đó có phải là thái độ thực sự của Thiền Tông vốn chủ trương “phùng Phật sát Phật, phùng Tổ sát Tổ” ? Tại sao tôi phải sùng bái Huệ Năng nếu tôi thực sự tin rằng tôi là một Huệ Năng thứ hai ? Khi trích dẫn Vĩnh Minh Thiền Sư hay Tuệ Trung Thượng Sĩ, Trần Chung Ngọc lại sa vào công việc của các nhà “hí luận”. Tại sao Trần Chung Ngọc không phát biểu từ chính “kinh nghiệm tu chứng” của bản thân ? Tại sao lại phải dựng các mô hình tổ sư lên để chê bai những người nghiên cứu Phật giáo trong khi điều nghịch lý nhất là những người nghiên cứu này am hiểu về các tổ sư Thiền này nhiều hơn chúng ta ? Trần Chung Ngọc có đọc và nghiên cứu Cao Tăng Truyện nhiều hơn Arthur Wright ? Có đọc và nghiên cứu Khuê Phong Tông Mật nhiều hơn Peter Gregory ? Có nghiên cứu Đại Huệ Tông Cảo nhiều hơn Meriam Levering ? Chúng ta cứ nói năng bừa bãi về Phật giáo Lý Trần nhưng ai nghiên cứu về Phật giáo Lý Trần nhiều hơn Như Hạnh ? Tại sao chúng ta lại tin rằng mớ hiểu biết nhỏ nhoi mơ hồ của chúng ta về Phật giáo Lý Trần lại phong phú và chắc chắn hơn của một người bỏ bao nhiêu năm để nghiên cứu về đề tài đó ? Do chẳng học hành nghiên cứu gì về Phật giáo, Trần Chung Ngọc có thể hạ bút viết một câu ngu ngốc :
      “Theo một nghĩa nào đó Phật giáo cũng chẳng phải là một tôn giáo và con đường duy nhất để đi vào Phật giáo là đi vào những kinh nghiệm bản thân”. (Giao Điểm 22 : 29).
      Phật Giáo, nếu không phải là một tôn giáo, thì là cái gì ? Một hệ thống triết học ? Nhưng nếu không phải là một tôn giáo thì chúng ta “đi vào” Phật giáo với mục đích gì ? Nếu chỉ căn cứ vào “kinh nghiệm bản thân” để làm tiêu chuẩn đánh giá thì dựa vào đâu để Trần Chung Ngọc biết rằng Như Hạnh không có “kinh nghiệm bản thân” về Phật giáo ? Và nếu chỉ căn cứ vào “kinh nghiệm bản thân” làm sao Trần Chung Ngọc lại biết được các “kinh nghiệm bản thân” của các tổ sư Thiền có ghi lại trong thiền sử hay ngữ lục đúng là các kinh nghiệm giác ngộ ? Khi Huỳnh Phú Sổ tự xưng là Phật Thầy Tây An, dựa vào kinh nghiệm “bản thân” nào để phán đoán về tính chân thực (authenticity) của lời tuyên bố đó ? Khi Như Hạnh nhận xét rằng các bài thơ Thiền đời Trần có “nội dung rất là luộm thuộm” là căn cứ vào “kinh nghiệm bản thân” đọc thơ Thiền của anh, căn cứ vào sự thực khách quan nào để Trần Chung Ngọc bác bỏ lời nhận xét này ? Khi chúng ta nghe một nhà khí tượng học thông báo ngày mai có bão, chúng ta có nói “căn cứ trên kinh nghiệm bản thân, tôi cho rằng lời thông báo của nhà khí tượng học này chỉ là hí luận láo lếu không thể tin được” ?
      Trần Chung Ngọc tranh cãi với Như Hạnh về Thiền Tông như thể các tổ sư Thiền trong thiền sử hay Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Thái Tông là người thân quen biết của Trần Chung Ngọc và đã tâm sự riêng với tác giả về các “kinh nghiệm bản thân” của họ. Khi Lê Hiếu Liêm (Lý Khôi Việt) tranh cãi về sử học với giáo sư Hồ Đới Huệ Tâm, tác giả họ Lê cũng phạm lầm lỗi ngây thơ này khi tin rằng có tồn tại những sự thật lịch sử khách quan có thể sờ mó được, trong khi chỉ cần một chút suy nghĩ chúng ta cũng có thể thấy ngay cái mà chúng ta tưởng là các sự thật khách quan về lịch sử chính là những văn bản (texts) và người giải thích các văn bản này là sử gia. Giáo sư Huệ Tâm được huấn luyện để làm công việc giải thích đó và Lê Hiếu Liêm cũng không phải là chính bản thân giáo chủ Huỳnh Phú Sổ để có thể bài bác sự giải thích của một sử gia. Chỉ có những sử gia khác, đọc và giải thích văn bản một cách khác, mới có thể tranh luận với giáo sư Huệ Tâm về cách đọc và giải thích tài liệu lịch sử của bà, cũng như chỉ có những sử gia tôn giáo (historians of religion) khác mới có thể tranh biện với Như Hạnh về cách đọc và giải thích Phật Giáo Lý Trần của anh.
      Nếu chỉ căn cứ vào “kinh nghiệm bản thân” như Trần Chung Ngọc viết khi nhận định về Phật giáo thì bất kỳ một anh bán phở hay đạp xích lô nào cũng có thẩm quyền cao nhất để bàn về Phật giáo và không còn có một căn cứ nào để phân biệt chân giả đúng sai được nữa. Tôi cam đoan rằng ngay những tu sĩ, là người thực hành Phật giáo, cũng không hề đưa ra những nhận định cực đoan như vậy. Trong thiền viện, chùa chiền, việc nghiên cứu kinh điển, giáo lý vẫn tiếp tục diễn ra, và các tăng ni vẫn muốn tốt nghiệp Tiến Sĩ với hạng cao nhất và không hề có thái độ chê bai chuyện bằng cấp hay khoa cử gì cả.
      8. Khi bắt tay vào việc so sánh, đối chiếu hai hệ thống tôn giáo lớn là Phật giáo và Thiên Chúa giáo, Trần Chung Ngọc, cũng giống như Hoàng Hà Thanh mà tôi đã phê phán trong tập sách này, cũng dựa trên một mớ kiến thức hết sức phiến diện về cả hai tôn giáo này và một phương thức lý luận đối chiếu hết sức sai lạc.
      Về mặt phương pháp luận : Trần Chung Ngọc không hề học về Thánh Kinh Học (Biblical Studies), nghĩa là không phải chuyên gia về Cựu Ước hay Tân Ước, cũng không phải chuyên gia về Phật học, cũng không biết gì về tôn giáo đối chiếu (comparative religion). Dựa trên cơ sở nào Trần Chung Ngọc có thể tuyên bố có thể “trình bày khách quan những khác biệt căn bản trong giáo lý giải thoát của Phật giáo và Gia Tô giáo, những mâu thuẫn tự tại trong các giáo lý này”. (Giao Điểm 23 : “Quan Niệm Giải Thoát Trong Phật Giáo và Gia Tô giáo” : 20) ? Dĩ nhiên Trần Chung Ngọc không thể dựa vào “kinh nghiệm bản thân” để trình bày giáo lý giải thoát của Thiên Chúa giáo được vì Trần Chung Ngọc là một “trí thức Phật giáo”. Nếu theo đúng lý thuyết của Trần Chung Ngọc, anh không hề “thực hành Thiên Chúa giáo”, không hề có “kinh nghiệm bản thân” về Thiên Chúa giáo thì anh có tư cách gì để phê phán, chê bai đạo Thiên Chúa ? Khi chỉ trích Thiên Chúa giáo, Trần Chung Ngọc cũng chỉ trích dẫn sách vở của những nhà nghiên cứu tôn giáo mà chính Trần Chung Ngọc kết án là “buôn bán hí luận”. Chẳng hạn khi bênh vực cho Phật giáo, Trần Chung Ngọc cũng không xuất phát từ “kinh nghiệm bản thân” mà lại dựa vào tiến sĩ Kimura Taiken. Cũng đều là tiến sĩ cả, tại sao Như Hạnh lại bị khinh bỉ là “buôn bán hí luận”, còn Kimura Taiken thì không ? Chính do không học hành nghiên cứu gì về Phật giáo, Trần Chung Ngọc cũng chỉ làm một việc duy nhất là trích dẫn Kimura Taiken trong khi không hề biết rằng Kimura Taiken là một chuyên gia về Ấn giáo (Hinduism) hơn là Phật giáo, và ngay trong đoạn văn Trần Chung Ngọc trích dẫn cũng chứa nhiều sai lầm về lý thuyết giải thoát trong Phật giáo.
      Lập trường chủ yếu của giải thoát quan Phật giáo là vượt ra ngoài cõi dục (dục giới) (Giao Điểm 23 : bđd : 27)
      Cả Thích Quảng Độ, người dịch Timura Taiken, và cả Kimura Taiken đều không ý thức rằng đối với giáo lý Đức Phật, mục tiêu cuối cùng là chấm dứt luân hồi, giải thoát ra khỏi vòng quay của bánh xe sinh diệt (samsara), vượt ba cõi (dục giới, sắc giới và vô sắc giới) chứ không phải chỉ vượt qua có Dục Giới, vì dukkha là nguyên lý chi phối cả ba cõi, ngay cả cung Đâu Xuất của Phật Di Lặc (Maitreya) vẫn nằm cõi thấp nhất là Dục Giới (kamadhatu). Điều này được khai triển đầy đủ trong văn hệ A Tỳ Đàm (Abhidhama). Tôi chỉ dùng một điểm nhỏ này để cho thấy ngay cả một thượng tọa Phật giáo như Thích Quảng Độ vẫn có thể hiểu lầm về chi tiết này. Không bao giờ nên có ảo tưởng rằng chúng ta có thể ngồi nhà “tự học” về Phật giáo. Kimura Taiken (theo Trần Chung Ngọc trích dẫn) nói về Niết Bàn một cách dễ dãi như sau :
      Mà Niết Bàn theo nghĩa đen là “dập tắt” nghĩa là dập tắt hết mọi dục vọng tồn tại và lấy đó là lý tưởng cứu cánh (Giao Điểm 23 : bđd : 27).
      Nếu chúng ta nhận đây là định nghĩa duy nhất đúng về Niết Bàn thì làm sao cắt nghĩa được sự mâu thuẫn khi Kimura Taiken viết tiếp : “Cái gọi là giải thoát, là Niết Bàn, nếu không có ích lợi gì đối với cuộc sống thực tế thì tự nó cũng không có ý nghĩa gì cả” (Giao Điểm 23 : bđd : 27). Đã chấm dứt mọi khát vọng tồn tại thì còn quan tâm đến cuộc sống thực tế làm gì nữa ? Vấn đề ích lợi hay không ích lợi đâu còn đặt ra ? Nếu cho rằng giải thoát là “chấm dứt mọi dục vọng tồn tại”, thì vấn đề đạo đức hay từ bi mất hết lý do tồn tại. Phật tử đến chùa thắp nhang hay cúng dường chư Phật vì họ tin vào luật tuần hoàn nhân quả, làm phước gặp phước, làm ác gặp ác, nếu yêu cầu họ “chấm dứt mọi dục vọng tồn tại” thì mọi hành động này còn có ý nghĩa gì nữa ?
      Chính do chẳng có một căn bản học vấn tôn giáo nào Trần Chung Ngọc mới viết một câu ngu xuẩn như sau về Thiên Chúa giáo :
      Trong Gia Tô giáo vì là một tôn giáo cứu rỗi, nên vấn đề đạo đức không đặt ra (Giao Điểm 23 : bđd : 28).
      Khi dùng chữ Gia Tô giáo (Christianity) Trần Chung Ngọc cứ hiểu lầm đây là một thực thể tôn giáo thống nhất trong khi thế giới tôn giáo Thiên Chúa giáo cũng cực kỳ phức tạp. Không hiểu là Trần Chung Ngọc muốn nói đến Công Giáo La Mã (Roman Catholicism) hay Chính Thống giáo (Orthodox Church) hay Tin Lành (Protestantism) vì hệ thống tín lý lẫn thực hành của ba nhánh Thiên Chúa giáo này rất khác nhau, thậm chí xung khắc về nhiều điểm nữa. Nhưng dứt khoát không một tín đồ Thiên Chúa giáo nào có thể chấp nhận lời khẳng định rằng Thiên Chúa giáo không có một nền đạo đức riêng biệt. Tôi chỉ sợ Trần Chung Ngọc bỏ cả cuộc đời còn lại vẫn không sao đọc hết sách vở trong các thư viện Thiên Chúa giáo viết về đề tài “Christian Ethics”.
      Chỉ cần trích dẫn ngẫu nhiên vài ba câu viết về Phật giáo và Thiên Chúa giáo chúng ta cũng đủ thấy trình độ học vấn và nhận thức về tôn giáo học của Trần Chung Ngọc. Tác giả này, cũng như hàng trăm ngàn trí thức Việt Nam khác, không thích thú gì hơn là được xem là uyên bác, thông kim bác cổ, bàn luận chuyện triết học, tư tưởng cao siêu, nhưng chẳng bao giờ bỏ thì giờ đi học cho đàng hoàng về các lãnh vực nói trên. Chính vì thế họ mang một tâm trạng hằn học, đố kỵ với những người có thẩm quyền về các vấn đề mà họ cho là cao siêu, thâm thúy (Phật Học, triết học, tôn giáo, văn học) vì sự hiện diện và tiếng nói của các chuyên gia trong ngành là sự phủ nhận thái độ tài tử hời hợt của các “chuyên gia tự học”. Thay vì tự nhận ra giới hạn của chính bản thân và chịu khó học hỏi từ các chuyên gia trong ngành, những tay tài tử này lại đi hắt bùn vào những người đó để gián tiếp bắn đi một thông điệp : “Tôi còn giỏi hơn cả các chuyên gia trong ngành, nhờ tôi tự học nên không bị vướng bệnh khoa cử”. Lý Khôi Việt (Lê Hiếu Liêm) ngầm ý muốn nói mình còn giỏi hơn cả giáo sư đại học Harvard Hồ Đới Huệ Tâm. Trần Chung Ngọc ngụ ý mình còn giỏi hơn cả tiến sĩ Phật Học Như Hạnh. Như vậy không còn vấn đề học thuật gì nữa trong sự phê phán của Trần Chung Ngọc đối với Như Hạnh, vì mục tiêu của Trần Chung Ngọc chỉ là thể hiện thái độ sùng bái bản thân mình bằng cách xuyên tạc và mạ lỵ người khác.
      Tôi xin nhắc lại : bài tôi viết cũng không phải vì vấn đề học thuật, vì Trần Chung Ngọc không có học thuật gì để phải tranh luận. Tôi viết chỉ để lột mặt nạ (unmask) những động cơ tâm lý xấu xa dẫn đến thái độ sùng bái những tay bách khoa bá láp và miệt thị những người làm việc nghiêm túc trong lãnh vực chuyên môn của họ.

      (1) Dale S.Wright, xem bài “Rethinking Transcendence : The Role of Language in Zen Experience” trong tạp chí Philosophy East and West 42/t (1992). 113-38.

      (2) Takayuki Nagashima, Truth and Fabrications in Religion, London, Arthur Probsthain, 1978, tr.127.
      (3) Steven Heine, Dogen and the Koan Tradition, State University of New York Press, 1994, tr. 74.
      (4) Philip II. Yampolsky, The Platform Sutra of the Sixth Patriarch (Pháp Bảo Đàn Kinh), New York, Columbia University Press, 1967, tr. 4-5.

      _________________
      Tiến Sĩ Dương Ngọc Dũng: BA (Đại Học Harvard (USA), MBA (UBI) – Ph.D Đại Học Boston (USA)
      Giáo Sư Phật Học Đại Học TP Hồ Chí Minh.
      – Kinh nghiệm giảng dạy trên 20 năm.
      – Ông đã tham gia giảng dạy các chương trình liên kết quốc tế, các chương trình MBA (chương trình liên kết giữa các đơn vị Việt Nam và các trường đại học quốc tế và nhiều năm tham gia quản lý và điều hành tại Công Ty Vạn Phát Hưng, Tham gia phiên dịch, huấn luyện cho nhiều tổ chức trong và ngoài nước ( LG Vina, Samsung, Cargill, Lãnh sứ quán Mỹ, Sở ngoại vụ, Bộ Tài chính, Bộ kế hoạch đầu tư…) về các chủ đề tài chính, quản trị rủi ro, chứng khoán…
      – Biên soạn và phiên dịch nhiều tác phẩm về quản trị doanh nghiệp: Định vị thương hiệu, Chiến lược cạnh tranh theo Michael Porter, Tư vấn quản lý, Những nguyên tắc căn bản đầu tư chứng khoán, Những bong bong tài chính của Greenspan… và nhiều tác phẩm khác.

      _________________

      Đôi hàng về tác giả Trần Chung Ngọc
      Sinh năm 1931 tại Hà-Nội.
      1952: Tốt nghiệp trường Sĩ Quan Trừ Bị Nam Định với cấp bậc Thiếu Úy.
      1956: Xin giải ngũ.
      1957: Quy Y Tam Bảo, Chùa Văn Thánh, Thị Nghè, Thượng Tọa Tuệ Đăng chứng minh
      1962: Cử Nhân Giáo Khoa Khoa Học, Khoa Học Đại Học Saigon.
      1962: Bị gọi tái ngũ.
      1962-1965: Trưởng Khoa Khoa Học (Vật Lý và Hóa Học), Văn Hóa Vụ, Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt. Đồng thời dạy thực tập Vật Lý ở Đại Học Đà Lạt, và dạy Vật Lý lớp 12 ở Collège d’Adran, Đà Lạt.
      1965: Được giải ngũ
      1965-1967: Giảng Nghiệm Viên, Ban Vật Lý, Khoa Học Đại Học Saigon.
      1967: Được học bổng đi Mỹ học về ngành Vật Lý ở Đại Học Wisconsin – Madison.
      1972: Tốt nghiệp Ph.D., Vật Lý, Đại Học Wisconsin – Madison.
      Luận Án: Kinematic Low-Energy Electron Diffraction Intensities From Averaged Data: A Method For Surface Crystallography.
      1972-1975: Giảng sư, Ban Vật Lý, Khoa Học Đại Học Saigon. Giáo sư thỉnh giàng: Đại Học Vạn Hạnh, Trường Kỹ Thuật Thủ Đức (1), Trường Kỹ Thuật Cao Thắng. Đồng thời, cùng với các Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Ích (M.I.T), Vũ Thượng Quát (Cal.Tech), Huỳnh Văn Quảng (S.I.U), được tuyển làm Chuyên Viên Đại Học, trực thuộc Thứ Trưởng Giáo Dục, trước là Đỗ Bá Khê, sau là Bùi Xuân Bào, đặc trách xét văn bằng ngoại quốc tương đương với các văn bằng Việt Nam, cùng nghiên cứu cải tổ chương trình giáo dục đại học.
      1975-1977: Post Doctorate Fellow, Physics Department, University of Wisconsin- Madison.
      1977-1996: Manager, Surface Analysis Laboratory, Materials Center, University of Wisconsin – Madison. Direct and conduct research in the field of Surface Analysis using new techniques such as AES (Auger Electron Spectroscopy); ESCA (Electron Spectroscopy for Chemical Analysis); SEM (Scanning Electron Microscopy); SIMS (Secondary Ion MassSpectroscopy) etc…
      1989: Tháng 11: Được mời sang Singapore làm Cố Vấn Kỹ Thuật ở SISIR (Singapore Institute of Standards and Industrial Research)
      1996 – To date: Về hưu. Nghiên cứu Đạo Phật, Thiên Chúa Giáo, Lịch sử v..v… từ trần lúc 11:00 AM ngày Thứ Tư 29 tháng 01 năm 2014 tại Illinois (Mỹ). Hưởng thọ 83 tuổi.

      (1) niên khóa 1973-1974, chỉ có vài giờ ở đây, không nhớ chính xác tên trường là Kiểu Mẫu Thủ Đức hay Đại Học Kỷ Thuật Thủ Đức.

      _________________

      Xem tài liệu về AES (Auger Electron Spectroscopy) trong attachment.

  5. cunbong permalink

    Tôi nhận thấy dân đạo chúa gây ra sự thống khổ cho người chung quanh mà họ không biết rang là làm như vậy chỉ chuốc lấy hậu quả và thiên hạ sẽ kinh tởm họ. Đặc tính tiêu biểu mà chúng ta dễ thấy là sự ganh tỵ vô cùng phi lý của dân đạo chúa.

  6. cunbong permalink

    Đạo Chúa là đạo sạo nhất thế giới vậy mà đám con cừu Việt không biết, bên Mỹ đạo chúa ly dị rầm rầm. Cừu Việt vẫn còn tin triệt để: chúa kết hợp hai vợ chồng không thể phân ly trong khi đó dân đạo chúa nước ngoài hai ba đời chồng là chuyện bình thường. Còn đàn ông, đàn bà đạo chúa thuê người giết vợ giết chồng từ ngàn xưa cho đến nay. Muốn biết coi những vụ án xảy ra tại Mỹ.

  7. ngô nguyên permalink

    Tôi là một tín đồ của giáo sư Trần Chung Ngọc. Rất cảm ơn bác xích lô đã viết lên những dòng ca ngợi giáo sư. Tuy nhiên tôi đề nghị bác sửa từ “nó” ở bài thơ thành từ “lão” cho dễ nghe hơn. Từ “lão” thể hiện đối phương dù căm ghét giáo sư nhưng chỉ dám gọi giáo sư bằng lão chứ không hỗn láo gọi bằng nó.

    • Địt mẹ Hồ Chó Minh permalink

      Đụ mẹ thằng Trần Chung Ngọc đã ngỏm củ tỏi đi chầu Diêm Vương để bú cặc thằng Hồ Chó Minh.

  8. Kính cẩn nghiêng mình ngả mũ trước anh linh của GS Trần Chung Ngọc, sự nghiệp của ngài còn dang dở sẽ có thế hệ sau kế thừa!

    Mạn phép đăng tải lại những bài của Xichloviet lên tất cả các tags trên WordPress mà ba que sử dụng xỏ lá!

    Cám ơn Xichloviet nhà ta!

    • Địt mẹ Hồ Chó Minh permalink

      NHẬN ĐỊNH VỀ CÁC TRÍ THỨC PHẬT GIÁO TRONG NHÓM GIAO ĐIỂM HOA KỲ

      Tiến sĩ Dương Ngọc Dũng

      Nhận định về học thuật Phật Giáo của nhóm Giao Điểm

      Nhân dịp đọc cuốn Đối Thoại Với Giáo Hoàng Phaolô II do nhóm Giao Điểm biên soạn và xuất bản (1995, Hoa Kỳ), tôi cảm thấy cần phải viết để phê phán tất cả những sai lầm nghiêm trọng đầy rẫy trong một tác phẩm đối thoại với Đức Giáo Hoàng được tiến hành do những người có bằng cấp Ph.D (tiến sĩ) và tự nhận có trách nhiệm phải bênh vực cho Phật Giáo. Những tác giả này chỉ trích sự hiểu biết về Phật Giáo của Đức Giáo Hoàng và nhận định, phê phán toàn bộ triết học tư tưởng Thiên Chúa Giáo một cách ngây thơ nông cạn (có nghĩa là họ lại làm đúng cái công việc mà họ chỉ trích nơi Giáo Hoàng). Ngay cái tựa đề “Đối Thoại” cũng đã sai lầm vì các trí thức Phật Giáo trong nhóm Giao Điểm (ngoại trừ một vài tác giả thực sự có ý định đối thoại) chỉ làm một việc là công kích Thiên Chúa Giáo một cách phiến diện, nông nổi chứ không hề có ý muốn đối thoại trong tinh thần bao dung tôn giáo.
      Một tác giả trong tuyển tập nói trên (Hoàng Hà Thanh) thậm chí lên giọng chửi bới Giáo Hoàng là “bố láo. Nói xàm.” (sđd: 158 )

      Như vậy làm sao có thể gọi là đối thoại tôn giáo trong khi tất cả các trí thức Phật Giáo này đều tự cho là “hiểu” đạo Phật là đạo hiền hòa, từ bi, không sân si, tranh chấp với ai ?

      Vậy thì tức giận vì sự hiểu lầm của một người thuộc về một tôn giáo khác thì có đúng với tinh thần đạo Phật hay không? Tại sao một người Thiên Chúa Giáo lại có bổn phận phải nghiên cứu tìm hiểu Đạo Phật? Tại sao các trí thức này không tự hỏi cái mà mình hiểu về Thiên Chúa Giáo như vậy có đúng là công bằng hay không?

      Tại sao tôi lại phải tìm hiểu biết, học Phật Giáo trong khi chuyên môn của tôi là thần học Thiên Chúa Giáo? Nếu Giáo Hoàng trả lời như thế thì các tác giả trường phái Giao Điểm nói sao?

      Vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn khi chúng ta đọc đến những điều các tác giả viết về Phật Giáo thì mới ngã ngửa ra là ngay cả những người có bằng cấp đầy mình này cũng hiểu biết Phật Giáo một cách hết sức thô thiển.

      Đặc biệt là tác giả Hoàng Hà Thanh hoàn toàn chẳng hiểu biết gì cả về thần học Thiên Chúa Giáo và chỉ có những kiến thức mù mờ sai lạc về tư tưởng Phật Giáo nhưng trong bài viết lại có thái độ ngông cuồng ra vẻ ta đây thông thạo kinh điển, siêu quán cổ kim, khoe khoang lố bịch “tôi vừa đọc xong hai cuốn Apology của Plato và Xenophon (tác giả viết sai thành “Zenephon”), tôi phải viết bài này nên tôi tạm ngưng đọc The Clouds của Aristophanes (tác giả viết sai thành “Aristophane” ) (sđd : 176).

      Tác phẩm “The Clouds” là một hài kịch Hi Lạp chế diễu Socrates, còn Apology của cả hai tác giả Plato và Xenophon thì bênh vực cho Socrates. Vậy thì có liên quan gì tới Thiên Chúa Giáo hay Phật Giáo?

      Tác giả Hoàng Hà Thanh “thông thái” đến nỗi tự dịch Phật Bà Quan Âm ra tiếng Nhật là “Canon” và còn chú thích thêm đây là tên hiệu một loại máy ảnh (sđd : 167). Nhật đọc là “KANNON” (Quan Thế Âm) chứ chưa bao giờ là “CANON” cả. Đã khoe khoang “kiến thức” như vậy rồi mà tác giả lại còn “ca” bài ca “khiêm tốn giả tạo” : “Kiến thức của tôi chỉ như cọng cỏ bên khe suối” (sđd : 176). Nếu tự nhận thấy là kiến thức thấp kém lè tè như vậy thì viết bài khảo cứu để làm phiền người khác làm gì ? Đó là chưa kể những đoạn thêm thắt tiếng Anh một cách lố lăng trong bài một cách không cần thiết (“Zen thinking” là cái gì khó đến nỗi không thể dịch ra tiếng Việt ? Còn “tội tổ tông” có ông linh mục Mỹ nào gọi là “father’s sin” đâu, trong khi ai cũng biết phải dịch là “original sin” ).

      Còn tác giả Lý Khôi Việt thì đem hẳn sách dịch của người khác (quyển Đức Phật và Phật Pháp của Narada Thera do Phạm Kim Khánh dịch với đầy sai lầm sơ đẳng) chép vào bài mình, phạm tội đạo văn một cách trơ trẽn (sđd : trang 67 từ câu “Ngài nhập Đại Bi Định ….” cho đến “…. tế độ ai” là chép nguyên văn trong cuốn sách dịch của Phạm Kim Khánh xuất bản năm 1971, tr. 207).

      Vậy mà Lý Khôi Việt lên giọng khinh miệt kiến thức của Đức Giáo Hoàng là “sơ đẳng, giản lược, sai lạc một cách rất căn bản” (sđđ : 63). Còn mình thì trích dẫn (mà không thừa nhận) từ một cuốn sách cũng sơ đẳng về Phật Giáo chắc là cao kỳ hơn chăng ?

      Tôi viết những bài này để phê bình sự hiểu biết về Phật Giáo và tôn giáo học nói chung của những người tự nhận là trí thức Phật Giáo. Tác phẩm này có những tác hại nguy hiểm khi tạo cho những người không chuyên môn trong lãnh vực Phật học và tôn giáo học có cảm giác họ đang lắng nghe các chuyên gia trong ngành Phật Giáo trình bày và biện luận cho giáo lý Phật. Tình hình học Phật trong nhiều năm qua vốn đã tang thương rách nát với các luận điệu của Nhất Hạnh cứ mãi nhấn mạnh vào Thiền Tông theo quan điểm của D.T.Suzuki như thể Thiền là tinh hoa của Phật giáo trong khi thâm ý của Suzuki muốn nói “Zen là tinh hoa của văn hóa Phật Giáo Nhật Bản” mà thôi. (đọc bài Robert Sharp viết về Suzuki trong The Curators of the Buddha, Donald Lopez biên tập, 1966) nếu cộng thêm sự hò hét bát nháo của nhóm Giao Điểm thì không biết tương lai còn sẽ rách nát đến như thế nào trong một niềm tự kiêu kỳ quặc : “Phật Giáo là nhất, đặc biệt là Thiền Tông, bất lập văn tự, vô ngôn, vô niệm, mọi tư duy khác đều là cỏ rác”.

      Vậy lập trường của bài phê bình này là gì ? Bênh vực cho Thiên Chúa Giáo ? Không có gì khôi hài đối với tôi bằng việc bênh vực cho các niềm tin tôn giáo của mình bằng cách chửi rủa bôi bác một tôn giáo khác.
      Mục đích của tôi, với tư cách là người nghiên cứu Phật học, đơn thuần là vấn đề học thuật. Trước khi bênh vực Phật Giáo một cách đúng đắn để tiến hành một cuộc song thoại tôn giáo nghiêm nghị, chúng ta phải có hiểu biết đầy đủ về Phật Giáo và cả tôn giáo mà mình muốn xây dựng đối thoại. Những triết gia Nhật Bản, những thiền sư thật sự, trong nhóm Kyoto như Nishida Kitaro, Shizuteru Ueda, Nishitani Keiji, đều có những nỗ lực nghiêm chỉnh để tìm hiểu thần học Thiên Chúa Giáo. Đại học Hawaii có hẳn một tạp chí chuyên san về đối thoại Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo (“The Journal of Buddhist-Christian Dialogue”). Người Mỹ không coi bất cứ tôn giáo nào là quốc giáo của họ, nhưng họ quan tâm đến vấn đề đối thoại một cách nghiêm chỉnh (đọc Steve Odill, Donald Mitchell) chứ không khởi đầu đối thoại bằng cách chửi bới đối phương, tranh luận bằng cách xuyên tạc, lẫn lộn mọi sự kiện, thái độ ngang nhiên, hống hách, tình cảm sướt mướt cải lương (“tôi tắt đèn đi ngủ. Vừa nằm xong. Nước mắt chợt ứa ra”, Nguyễn Tử Đóa, “Đạo Phật Trong Mắt Tôi”, sđd : 368).
      Tự nhiên sao lại “nước mắt ứa ra” ? Chỉ vì ngâm mấy câu thơ rẻ tiền của Tuệ Sĩ ? Có liên quan gì đến đối thoại tôn giáo ? Tại sao phần trên đang trình bày giáo lý Phật Giáo, phần dưới lại đệm thêm nước mắt vào làm gì ? Có khác gì một giáo sư sau khi giảng xong thuyết tương đối Einstein lại kết thúc bằng cách ca tụng Chế Linh? Mấy câu thơ của Tuệ Sĩ là tinh hoa của giáo lý Phật Giáo hay sao ? Khoe khoang trí thức, bằng cấp một cách lố lăng trong khi vẫn nấp sau những lời lẽ khiêm tốn, nhún nhường giả tạo. Nói tóm lại, trong tất cả các tác giả tự nhận là trí thức Phật Giáo thuộc nhóm Giao Điểm, mở cả trường dạy Phật học Lý Trần, kể cả giáo sư Minh Chi thuộc trường cao cấp Phật học trong nước, không một ai có bằng cấp hay chứng minh thư cho thấy được đào tạo trong ngành Phật học. Không một ai trong nhóm toàn “Ph.D” này biết một ngôn ngữ Phật Giáo nào (Sanskrit, Pali, Tây Tạng, Mông Cổ, Mãn Châu, Hán cổ, Triều Tiên hay Nhật Bản) hay một ngôn ngữ thần học Thiên Chúa Giáo (Hi Lạp, La Tinh, Do Thái cổ, Đức … ) nào, vậy mà đủ can đảm viết về cả hai tôn giáo có truyền thống lớn vào bậc nhất trong lịch sử nhân loại. Đòi đối chiếu, đối thoại mà không hề học qua tôn giáo học tỉ giáo (comparative religion), hiện tượng học tôn giáo (phenomenology of religion), xã hội học tôn giáo (sociology of religion) và thông thích luận (hermeneutics), nói chung là mù tịt về phương pháp luận tôn giáo học, thì sự đối chiếu và so sánh sẽ diễn ra trên cơ sở nào ? Đâu phải chúng ta chỉ dựa vào một bản dịch vớ vẩn nào đấy bằng tiếng Việt viết về Phật Giáo cũ rích từ mấy chục năm, thì tự cho là đã quán thông đạo Phật và có quyền chê bai kẻ khác là dốt nát, không hiểu triết lý đạo Phật ?

      Điều nghịch lí đáng nói nhất chính là ở điểm, một mặt chúng ta khẳng định rằng Phật Giáo là một tôn giáo rất cao siêu về mặt tư tưởng triết học, một mặt khác không bao giờ chúng ta hy sinh thì giờ và tiền bạc của bản thân để học hành, nghiên cứu đàng hoàng về Phật Giáo. Tôn kính, say mê triết học Phật Giáo thì phải bỏ công nghiên cứu về Phật Giáo một cách nghiêm túc. Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ khi còn ở Việt Nam là thuộc tôn giáo Cao Đài – (chỉ lo cổ võ cho Đạo Giáo và tam giáo đồng nguyên, một khái niệm tưởng tượng chưa hề có trong thực tế lịch sử Trung Quốc và Việt Nam) – nay đột nhiên biến thành một trí thức Phật Giáo, giống như kĩ sư Nguyễn Đăng Thục vẫn là thần tượng của bao nhiêu “trí thức Phật Giáo” khác trong nhóm Giao Điểm (1). Người duy nhất trong cộng đồng Việt Nam tại Mĩ có bằng tiến sĩ Phật Học (đại học Harvard) là tác giả Như Hạnh thì lại bị Trần Chung Ngọc thuộc nhóm Giao Điểm lên giọng dè bĩu là chưa bao giờ thực hành Phật Pháp, “khẩu Thiền”, “chưa tiêu hóa được cái học khoa cử”. (“Ý Nghĩa và Vai Trò Trí Thức Trong Phật Giáo”, Giao Điểm, số 22, tháng 3, năm 1996).

      Sự nghịch lý này cũng giống như một anh thợ điện lên tiếng chỉ trích trình độ hiểu biết vật lý của Einstein, hay Phạm Duy lại đi chê bai nhạc lý của Beethoven. Cần phải biện biệt rõ sở thích và học thuật. Anh có quyền thích Chế Linh, tôi có quyền thích cải lương. Anh theo Phật Giáo, tôi theo đạo Dừa. Nhưng một khi anh tiến hành phê phán sở thích, tôn giáo của người khác, anh đã bước vào vấn đề học thuật, tự biện, tranh luận, và không có quyền gán chữ “hí luận” cho người khác để che đậy mặc cảm thiếu tri thức của mình. Đây là một thái độ mù ám mà tôi thấy rất nhiều “trí thức” trong cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại vướng phải. Học hành nghiên cứu giáo lý Phật thì không ra gì, có người học hành nghiêm chỉnh hẳn hoi thì lại ra sức bôi bác, dè bĩu, cho là nệ tinh thần khoa cử. Còn các “trí thức” trong nhóm Giao Điểm khoe nhặng bằng cấp (ai cũng cẩn thận chua thêm hai chữ Ph.D vào sau tên mình, trong khi chẳng có gì cho thấy là trình độ của các trí thức này qua nổi ngưỡng cửa B.A.) chẳng phải là “nệ khoa cử” thì “nệ” cái gì ? Đã mê tín bằng cấp đến mức độ đâm ra thù ghét những người có bằng cấp như vậy mà lại tự cho là thông suốt giáo lý vi diệu của Đức Phật, một giáo lý mà chính họ giải thích là “giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự”. Thật ra chẳng có tôn giáo nào lắm văn tự như Phật Giáo, kinh điển thì vô số, ngôn ngữ chép kinh rất đa dạng, một nhà nghiên cứu Phật Học ngày nay phải nỗ lực gấp ba, gấp bốn lần các nhà chuyên môn trong các lãnh vực khoa học nhân văn xã hội khác, vì phải học các cổ ngữ như Phạn văn, Pali, Tây Tạng, Hán cổ, Mông Cổ, Mãn Châu, Khotaese, các sinh ngữ như Nhật Bản, Triều Tiên. Không thể nào chỉ tự đắc với bốn câu kệ Thiền Tông rồi cho phép mình khinh bỉ những học giả suốt đời cắm cúi nghiên cứu kinh điển Phật Giáo là “buôn bán hí luận”, “không biết thực hành Phật Pháp”, “khẩu Thiền”. (Trong khi ngay cả bản thân chữ “khẩu thiền” Trần Chung Ngọc cũng hiểu sai, nhưng tôi sẽ bàn đến bài viết của TCN trong một bài khác).

      Cũng giống như nhiều người cho rằng cứ sang Mỹ thực hành tiếng Anh là chu tất chứ học ngữ pháp làm gì cho mất thì giờ. “Thực hành” tiếng Anh, hay “thực hành Phật Giáo”, thì căn cứ vào đâu để thực hành ? Đã không có một sở học vững chắc về Phật Giáo, làm sao có thể tiến hành song thoại với Thiên Chúa Giáo hay với bất cứ tôn giáo nào khác ? Chẳng lẽ khi tranh luận với một linh mục về một vấn đề giáo lý nào đó để thuyết phục họ tin rằng triết học Phật Giáo là cao siêu thâm thúy hơn thần học Thiên Chúa Giáo, chúng ta khi bị bí lối, lại giở cái mánh “vừa bắn vừa chạy” bằng cách tuyên bố “Phật Giáo là bất khả tư nghị” ? Đã “bất khả tư nghị” tại sao nhóm Giao Điểm có khả năng siêu tuyệt gì hơn người mà có thể đứng ra “tư nghị” một cách lùi xùi, sơ đắng, hạng bét, đầy sai lầm ấu trĩ, chép sách, đạo văn, trích dẫn lung tung (mà chẳng bao giờ ghi xuất xứ ớ đâu ra ) ….

      Chắc chắn người đọc sau khi đọc xong các bài viết này sẽ có cảm giác tôi đã tiến hành phê phán cuốn sách này của nhóm Giao Điểm một cách chi tiết, một cách tàn nhẫn và thô bạo.

      Người đọc cũng có thể đặt câu hỏi về động cơ cá nhân của người viết: tư thù cá nhân ? Thực ra thì tôi chưa hề quen biết bất kỳ tác giả nào trong nhóm Giao Điểm, và chỉ tình cờ được đọc cuốn sách của họ trong một cơ hội gần đây. Tôi nhìn nhận rằng sự phê phán của tôi rất nặng nề và khó nuốt. Nhưng điều tôi muốn nói thực ra lại rất đơn giản, chẳng có gì khó nuốt cả : muốn hiểu biết các vấn đề triết học hay tư tưởng, chúng ta phải dấn thân học hỏi nghiên cứu một cách nghiêm nghị, không nên nói nhăng nói cuội, nhai lại những câu nói hay ý tưởng sáo ngữ đã được lập đi lập lại hàng triệu lần trong những cuốn sách phổ thông về tư tưởng Phật Giáo, làm ra vẻ thông thái với kiến thức “tự học” của mình trong khi lại phạm những lỗi lầm hết sức sơ đẳng trong học thuật.

      (1) Trong hầu hết sách ông viết, Nguyễn Đăng Thục thường chêm thêm ngoại ngữ, chẳng hạn tiếng Sanskrit (Phạn ngữ) nhưng thường là diễn giảng trật. Thí dụ một câu hết sức quen thuộc trong Upanishads là “I’at ivam asi” (Người là Thực Thể Ấy – khái niệm đồng nhất atman / tiểu ngã và brahman / đại ngã.) Nguyễn Đăng Thục chuyển thành “Ta là cái ấy”. Trong khi chỉ cần một hiểu biết sơ đẳng về tiếng Phạn cũng biết Ivam là đại từ phân xưng ngôi thứ hai. ( Xem Lịch Sử Tư Tưởng Việt Nam, quyển II. Quốc Vụ Khanh Văn Hóa xuất bản, 1969. tr. 33 ). Cũng ngay trong quyển này (tr. 34) Nguyễn Đăng Thục sau khi nhắc đến tên Mã Minh còn chua thêm tiếng Phạn là … Asanga. Trong khi Asanga là Vô Trước, bậc thầy khai sáng ngành Duy Thức Học tại Ấn Độ, không ai có học Phật Giáo mà không biết vì danh xưng Asanga quá phổ biến. Còn Mã Minh đúng ra phải là Asvaghosa.

      _________________
      Tiến Sĩ Dương Ngọc Dũng: BA (Đại Học Harvard (USA), MBA (UBI) – Ph.D Đại Học Boston (USA)
      Giáo Sư Phật Học Đại Học TP Hồ Chí Minh.
      – Kinh nghiệm giảng dạy trên 20 năm.
      – Ông đã tham gia giảng dạy các chương trình liên kết quốc tế, các chương trình MBA (chương trình liên kết giữa các đơn vị Việt Nam và các trường đại học quốc tế và nhiều năm tham gia quản lý và điều hành tại Công Ty Vạn Phát Hưng, Tham gia phiên dịch, huấn luyện cho nhiều tổ chức trong và ngoài nước ( LG Vina, Samsung, Cargill, Lãnh sứ quán Mỹ, Sở ngoại vụ, Bộ Tài chính, Bộ kế hoạch đầu tư…) về các chủ đề tài chính, quản trị rủi ro, chứng khoán…
      – Biên soạn và phiên dịch nhiều tác phẩm về quản trị doanh nghiệp: Định vị thương hiệu, Chiến lược cạnh tranh theo Michael Porter, Tư vấn quản lý, Những nguyên tắc căn bản đầu tư chứng khoán, Những bong bong tài chính của Greenspan…và nhiều tác phẩm khác.

  9. Ba-Gac permalink

    Xin loi – GS TS Tran Chung Ngoc, khong phai Tran Trung NGoc

  10. Ba-Gac permalink

    Thưa Bác Xích Lô !

    Rồi 1 ngày nào đó ai cũng phải ra đi về cỏi vỉnh hằng, dẩu biết thế, nhưng sự ra đi của GS, TS Trần Trung Ngoc là là nổi buồn rất lớn cho mọi người trong đó có tôi. Cũng tựa như bác, nhiều nhân hào kẽ sĩ đã nói hết những đều tôi muốn nói, và tin chắc họ cũng buồn như tôi và Bác. Chúng ta đã mất đi 1 nhà khoa học, 1 nhà lý luân học và 1 nhân sĩ yêu nước đã bỏ hết tâm huyết để khai sáng cho những ai “lầm đường lạc lối”, không những về tôn giáo, mà cả hiểu biết đúng đắn về dân tộc VN .

    Nhân nói về GS TS Trần Trung Ngoc, chúng ta càng thấy rỏ 1 đều cái chân lý ‘lẻ phải” bao giờ cũng thắng “gian manh”. Tôi biết được GS TTN và website bác Xichloo đây là 1 hôm, tôi tình cờ nhân đươc “email rác” từ 1 Con chiên cờ vàng rải “Email truyền đơn” cho tôi, kêu gọi chống công, tuy không nhân danh là Ca-tô, nhưng hắn kể những chuyện ông cha của hắn về VN đi và động điếm( chằng biết cha đi đâu lang thang nơi chốn nầy tiềm trẽ lạc?), cha tìm thấy trẻ em vị thành niện, về cha kêu goi….chống cộng. Đọc Email là biết tên nầy thuộc loại “chủi vì đạo”( chắc trí thức góc Hố Nai & Gia Kiệm & Anti-Việt), bên đưới list 1 loạt bằng cấp Thạc sỉ nầy nọ ( chắc tay nầy cũng hảnh diện với cái mớ bằng cấp bùi nhùi tự nhản hiệu chai xì dầu nên mới list như vậy). Nhờ đó tôi mới tìm hiểu thêm và biết ra người “khai sáng chống Ca-tô”, biết được GS TS Trần Trung Ngọc và Bác XichLo. Nghỉ lại phải cám ơn “con chiên cờ vàng” nầy mà tôi có dịp học hỏi khá nhiều tư GS và bác
    Hôm nay nhận được bài mới bác là em vui lắm rồi !—- Amen !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Trackbacks & Pingbacks

  1. Cảm nhận về bài “BA TÀU TỰ SỰ”- BTTS | VTMP
  2. TỰ SỰ CỦA CON CHIÊN CỜ VÀNG | Khinh hậu duệ VNCH vẫn còn NÓI LÁO nối giáo cho giặc do cay CSVN nên chưa biết hối cải để chung tay xây dựng Tổ quốc còn đòi lại Hoàng Sa mà cha ông chúng đã dâng cho Tầ
  3. TỰ SỰ CỦA CON CHIÊN CỜ VÀNG | Khinh hậu duệ VNCH vẫn còn NÓI LÁO nối giáo cho giặc do cay CSVN nên chưa biết hối cải để chung tay xây dựng Tổ quốc còn đòi lại Hoàng Sa mà cha ông chúng đã dâng cho Tầ
  4. TỰ SỰ CỦA CON CHIÊN CỜ VÀNG | Khinh hậu duệ VNCH vẫn còn NÓI LÁO nối giáo cho giặc do cay CSVN nên chưa biết hối cải để chung tay xây dựng Tổ quốc còn đòi lại Hoàng Sa mà cha ông chúng đã dâng cho Tầ
  5. TỰ SỰ CỦA CON CHIÊN CỜ VÀNG | Khinh hậu duệ VNCH chưa biết hối cải để chung tay xây dựng Tổ quốc còn đòi lại Hoàng Sa mà cha ông chúng đã dâng cho Tầu 1974
  6. TỰ SỰ CỦA CON CHIÊN CỜ VÀNG | Nhân dân Việt Nam
  7. TỰ SỰ CỦA CON CHIÊN CỜ VÀNG | Nhân dân Việt Nam

Gửi phản hồi cho Địt mẹ Hồ Chó Minh Hủy trả lời